Cả Doanh nghiệp và Người lao động đều muốn tăng ca sau dịch?

21.10.2021 703 hongthuy95

Covid-19 khiến hoạt động sản xuất tại nhiều nhà máy trong khu công nghiệp đình trệ. Trên cả nước, hàng nghìn doanh nghiệp giảm năng suất, chậm đơn hàng, đền hợp đồng- hàng triệu lao động bị mất việc làm, giảm hoặc không thu nhập nhiều tháng liền. Trước khó khăn chung của đôi bên, phần đa DN và NLĐ đều bày tỏ mong muốn được tăng ca sau dịch để phục hồi sản xuất, tạo việc làm, tạo thu nhập sớm ổn định cuộc sống.

cả doanh nghiệp và người lao động đều muốn tăng ca sau dịch
DN cần công nhân làm ngoài giờ để hoàn thành đơn hàng tồn đọng trong dịch

Bỏ mức trần số giờ làm thêm trong tháng

Từ 1/1/2021, Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định doanh nghiệp (DN) được phép tổ chức sử dụng người lao động (NLĐ) làm thêm giờ khi có nhu cầu nhưng tối đa không được quá 12 giờ/ ngày - 40 giờ/ tháng - 200 giờ/ năm hoặc không quá 300 giờ/ năm đối với một số ngành nghề, công việc đặc thù như sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt may, da già, điện, điện từ, chế biến nông - lâm nghiệp - thủy sản...

Tuy nhiên, thực tế trong năm 2021, số giờ làm thêm của người lao động bị gián đoạn và chưa được dùng hết ở những tháng trước đó, khi tỉnh/ thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 hoặc nằm trong vùng bị phong tỏa, áp dụng “3 tại chỗ”, “2 điểm đến, 1 cung đường” để phòng, chống dịch. Điều này tạo nên thực trạng nhiều DN bị giảm quy mô sản xuất khiến chậm tiến độ, trễ đơn hàng cũ, mất đơn hàng mới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu sản xuất trước mắt và kế hoạch phát triển lâu dài - NLĐ bị giảm giờ làm, mất việc làm, không thu nhập. Do đó, ngay khi Việt Nam triển khai thực hiện “sống chung an toàn với dịch”, áp lực giao hàng trở nên khẩn trương và cấp bách, nhiều DN cần làm ngoài giờ liên tục để hoàn thành đơn.

Hiện Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến về việc cho phép DN linh hoạt điều chỉnh thời gian làm thêm để phù hợp với tình hình sản xuất thực tế sau giãn cách trên tinh thần tham khảo phản hồi của DN, NLĐ cùng các hiệp hội, cơ quan ban ngành liên quan trước khi trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Cụ thể, một số đề xuất đang được lấy ý kiến đó là:

- Bỏ mức trần số giờ làm thêm trong tháng và giữ nguyên quy định giờ làm thêm trong năm là 200- 300 giờ không quy định ngành nghề, công việc, DN sẽ linh hoạt sắp xếp kế hoạch cho phù hợp.

- Bỏ mức trần số giờ làm thêm trong tháng và tăng số giờ làm thêm trong năm lên 400 giờ, trong thời gian ngắn, tại những tháng cao điểm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất sau dịch nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sức khỏe của NLĐ.

Tăng giờ làm để đáp ứng nhu cầu sản xuất

Dệt may, da giày hay chế biến thủy sản là một vài nhóm ngành chịu ảnh hưởng “muộn” của dịch bệnh. Bởi lẽ, ở những đợt dịch đầu, những DN hoạt động sản xuất trong lĩnh vực này không bị tác động nhiều, ngược lại còn nhận thêm nhiều đơn hàng khủng đến cuối năm. Chỉ đến khi Covid bùng phát mạnh vào tháng 5 tại các tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang hay tháng 7 tại các tỉnh phía Nam như Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai… DN và NLĐ thuộc nhóm ngành này mới “điêu đứng”. Việc giảm quy mô hay ngưng sản xuất hẳn hàng tháng liền vì dịch khiến các DN đứng trước nguy cơ phá sản do thiếu hụt lao động, đứt gãy chuỗi sản xuất - cung ứng. Do đó, mọi DN đều mong muốn được tái hoạt động lại ngay khi có thể để đáp ứng nhu cầu sản xuất, giữ chân NLĐ, phục hồi sản xuất và tạo mới doanh thu bù vào những khoản mất trong dịch.

“DN cần được tạo điều kiện bố trí làm thêm “vượt khung” sau thời gian phong tỏa để giải quyết các đơn hàng tồn đọng, nếu không sẽ phải ngưng hợp tác, đền hợp đồng, mất đối tác cũ lẫn mới vì uy tín giảm. DN cam kết sẽ linh hoạt tổ chức sản xuất với khung làm ngoài giờ phù hợp, được tính toán bù trừ các tháng để không vượt quá 300 giờ/ năm theo quy định” - đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) bày tỏ quan điểm.

“DN chúng tôi hiện có 12.000 công nhân viên phân tán trên 7 tỉnh, thành phố. Dịch Covid-19 khiến DN bị ảnh hưởng rất nhiều bới các đợt giãn cách liên tục mấy tháng qua. Có nhà máy thậm chí đã phải đóng cửa hoàn toàn nên số giờ làm thêm không dùng hết. Tuy nhiên, thời gian tới, khi kinh tế phục hồi dần, DN buộc phải tăng tốc độ sản xuất, cụ thể là cho công nhân làm thêm giờ, để kịp giao các đoàn hàng xuất khẩu đã ký với khách hàng. Vì vậy, DN xin phép được linh hoạt điều chỉnh giờ làm thêm vào những tháng cao điểm để đảm bảo tiến độ và kế hoạch” - lãnh đạo Công ty CP May 10 bày tỏ.

Tăng ca để ổn định cuộc sống

Mất việc làm thời gian dài khiến nhiều lao động sống cảnh thiếu thốn, khốn cùng. Không ít người đã bỏ phố về quê do không cầm cự nỗi. Những người ở lại hay sẵn sàng trở lại cần lắm một công việc ổn định, thu nhập ổn định để tái thiết lại cuộc sống trong điều kiện “bình thường mới”. Nhìn chung, đa số NLĐ đều tán thành với đề xuất tăng giờ làm thêm nhưng linh động vào những tháng cao điểm, vừa giúp tăng thu nhập, vừa không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Bằng không, việc tăng ca liên tục trong thời gian dài rất dễ khiến họ bị kiệt quệ tinh thần, giảm hiệu suất công việc, tăng nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong giờ làm việc.

“Trước đây, khi chưa có dịch, tôi vẫn thường làm thêm 20-30 giờ/ tháng để có thêm tiền lương. Từ ngày dịch bùng phát, công việc thất thường nên đời sống gia đình bị ảnh hưởng rất nhiều. Nay được đi làm trở lại, mỗi khi công ty thông báo lấy ý kiến, hầu hết NLĐ đều muốn đăng ký làm thêm” - Một nam công nhân da giày chia sẻ.

cả doanh nghiệp và người lao động đều muốn tăng ca sau dịch
Cả DN và NLĐ đều mong muốn được tăng ca để phục hồi sản xuất - sinh hoạt sau dịch

Chỉ nên là giải pháp tạm thời, ngắn hạn?

Nhiều chuyên gia tán thành đề xuất bỏ mức trần số giờ làm thêm trong 1 tháng đồng thời tăng số giờ làm thêm tối đa trong 1 năm, không giới hạn ngành nghề để hỗ trợ DN khôi phục sản xuất, ngăn đứt gãy chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, chỉ nên thực thi trong một giai đoạn ngắn, từ nay đến 31/12/2023, cho một số ngành nghề cấp thiết như dệt may, da giày, thủy sản, chế biến sản phẩm…, chứ không nên luật hóa hay áp dụng trên quy mô cả nước.

Bên cạnh đó, khi được thông qua, việc bố trí lao động tăng ca, thời gian tăng ca cần được sự thống nhất và chấp thuận của cả DN và NLĐ, tránh trường hợp cưỡng ép, sai luật ảnh hưởng đến quyền lợi của công nhân.

Khách quan mà nói, đề xuất mở rộng giới hạn số giờ làm thêm ở thời điểm hiện tại là tương đối phù hợp và kịp thời, giúp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động tại nhiều DN, duy trì sản xuất để hoạt động hiệu quả sau giãn cách. Đồng thời giúp NLĐ có việc làm ổn định, tăng thu nhập để giải quyết khó khăn tài chính. Tuy nhiên, việc triển khai và áp dụng thực tế cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và quyền lợi của NLĐ cũng như quy định của Luật.

Ý kiến của bạn về đề xuất tăng giờ làm thêm thế nào?- Tham gia khảo sát cùng Vieclamnhamay.vn nhé!

(Theo Báo Thanh niên)

4.8 (98 đánh giá)
Cả Doanh nghiệp và Người lao động đều muốn tăng ca sau dịch? Cả Doanh nghiệp và Người lao động đều muốn tăng ca sau dịch?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 158

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 314

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 361

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 210