Chế độ tai nạn lao động và 10 điều cần biết để đảm bảo quyền lợi

06.07.2023 3228 bientap

Tai nạn lao động là điều mà không ai mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, trong hoạt động lao động - sản xuất hàng ngày vẫn ghi nhận nhiều trường hợp bị tai nạn lao động. Vậy có những điều gì cần biết về chế độ tai nạn lao động theo BHXH? Hãy tìm hiểu cùng Vieclamnhamay.vn.

chế độ tai nạn lao động và những điều cần biết

Trước khi tìm hiểu chế độ tai nạn lao động (TNLĐ) hay những chế độ, quyền lợi của NLĐ khi chẳng may bị TNLĐ, cần hiểu chính xác thế nào là TNLĐ? - TNLĐ là những rủi ro, tai nạn không may xảy đến với NLĐ trong quá trình làm việc, tại nơi làm việc, gắn với quá trình thực hiện công việc làm tổn thương bất kỳ bộ phận hay chức năng vận động, sinh hoạt nào của cơ thể người bị nạn, thậm chí gây tử vong cho NLĐ đó. Thông thường, TNLĐ xảy đến bất ngờ, không thể lường trước, dù được cảnh báo từ những tai nạn đã xảy ra. 

Chi tiết chế độ TNLĐ cho NLĐ được quy định cụ thể như sau:

Đối tượng được hưởng chế độ TNLĐ

NLĐ có giao kết HĐLĐ với DN, bao gồm HĐLĐ xác định thời hạn và HĐLĐ vô thời hạn, đang tham gia BHXH bắt buộc tại thời điểm xảy ra TNLĐ sẽ được hưởng chế độ TNLĐ tương ứng theo quy định.

Ngoài ra, còn có đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ cho địa phương và có hưởng tiền lương.

Điều kiện hưởng chế độ (TNLĐ)

NLĐ sẽ được giải quyết hưởng chế độ TNLĐ khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc - Bị tai nạn ngoài nơi làm việc, ngoài giờ làm việc nhưng do thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của NSDLĐ (có bằng chứng chứng minh) - Bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nhà đến chỗ làm và ngược lại trong khoảng thời gian hợp lý, sát giờ vào ca và tan ca tương ứng

- Được kết luận bị suy giảm khả năng lao động từ mức 5% trở lên

Lưu ý: NLĐ sẽ không được hưởng chế độ TNLĐ nếu bị tai nạn nhưng do mâu thuẫn cá nhân giữa người bị tai nạn với người gây tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ công việc theo quy định; hoặc vì sử dụng chất kích thích, chất cấm; hay cố tình hủy hoại bản thân để trục lợi.

Các khoản trợ cấp NLĐ được hưởng theo chế độ TNLĐ

Bao gồm:

+ Trợ cấp 1 lần

- NLĐ bị TNLĐ và được kết luận bị suy giảm khả năng lao động từ 5% - 30% thì được hưởng trợ cấp 1 lần

- Mức trợ cấp 1 lần cho trường hợp suy giảm 5% khả năng lao động được tính hưởng 5 lần mức lương cơ sở, sau đó, cứ mỗi 1% mức suy giảm tiếp theo sẽ được tính hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở. Được biết, mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng nên mức trợ cấp TNLĐ 1 lần tối thiểu sẽ là: 1,8 x 5 = 9 triệu đồng.

- Ngoài ra, NLĐ còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH. Từ 1 năm trở xuống được tính 0,5 tháng lương, sau đó, nếu đóng trên 1 năm thì cứ mỗi năm đóng sẽ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, mức tiền lương hưởng được lấy theo tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước tháng NLĐ bị TNLĐ.

+ Trợ cấp hàng tháng

- Áp dụng cho trường hợp NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên

- Mức trợ cấp hàng tháng được tính từ mốc suy giảm 31% thì được tính hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó, cứ mỗi 1% mức suy giảm tiếp theo sẽ được tính hưởng thêm 2% mức lương cơ sở. Được biết, mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng nên mức trợ cấp TNLĐ hàng tháng tối thiểu sẽ là: 1,8 x 30% = 540.000đ/tháng.

- Ngoài ra, NLĐ còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH. Từ 1 năm trở xuống được tính 0,5 tháng lương, sau đó, nếu đóng trên 1 năm thì cứ mỗi năm đóng sẽ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, mức tiền lương hưởng được lấy theo tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước tháng NLĐ bị TNLĐ.

+ Trợ cấp phục vụ

- Áp dụng cho trường hợp NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà không có khả năng tự sinh hoạt được do bị liệt, mù cả 2 mắt, cụt chân/tay, bị tâm thần 

- Mức trợ cấp được tính hưởng là trợ cấp hàng tháng theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

- Ngoài mức hưởng trợ cấp 1 tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

+ Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Trường hợp NLĐ bị TNLĐ làm tổn thương đến các chức năng hoạt động, vận động của cơ thể sẽ được cấp phương tiện hoặc tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.

+ Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật

- NLĐ sau khi điều trị thương tật do TNLĐ mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi thêm 5 - 10 ngày.

- Mỗi ngày nghỉ dưỡng sức tại nhà, NLĐ sẽ được hưởng 30% mức lương cơ sở.

+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi trở lại làm việc

NLĐ suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên sau thời gian điều trị thương tật do TNLĐ quay trở lại làm việc, nếu có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, vị trí làm việc sẽ được hỗ trợ tiền học phí với mức tối đa 50% tiền học nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở. Chế độ hỗ trợ này được chi tối đa 1 lần/năm và 2 lần/1 NLĐ.

+ Trường hợp NLĐ bị chết do TNLĐ

Nếu không may NLĐ chết do TNLĐ thì thân nhân của họ sẽ được hưởng mức trợ cấp 1 lần bằng 36 lần mức lương cơ sở, tức khoản 1,8 x 36 = 64.800.000đ.

chế độ tai nạn lao động và những điều cần biết

NLĐ bị tan nạn lao động đủ điều kiện hưởng chế độ TNLĐ sẽ được giải quyết quyền lợi theo luật

Thời điểm hưởng các khoản trợ cấp của chế độ TNLĐ

- Tính từ tháng NLĐ được điều trị xong và ra viện.

- Nếu NLĐ bị thương tật, bệnh tật tái phát thì sẽ được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động và áp dụng mức trợ cấp tương ứng, với thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính theo tháng có kết luận mới.

Hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ

Bao gồm:

- Sổ BHXH

- Biên bản hiện trường nơi xảy ra TNLĐ (nếu có)

- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án 

- Biên bản giám định mức độ suy giảm khả năng lao động

- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ (theo mẫu)

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ và đúng hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ tiến hành chi trả quyền lợi cho NLĐ.

TNLĐ là rủi ro không mong muốn của cả NLĐ lẫn NSDLĐ. Khi đó, chế độ TNLĐ như sự bù đắp và chia sẻ phần nào tổn thất về vật chất lẫn tinh thần cùng NLĐ để họ mạnh mẽ vượt qua giai đoạn khó khăn và hướng đến những giá trị tích cực trong cuộc sống.

Ms. Công nhân

4.0 (460 đánh giá)
Chế độ tai nạn lao động và 10 điều cần biết để đảm bảo quyền lợi Chế độ tai nạn lao động và 10 điều cần biết để đảm bảo quyền lợi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 63

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 271

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 329

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 173