Chuyện công nhân mua nhà ở thành phố là điều không thể!

26.04.2022 699 hongthuy95

Nhiều công nhân lẫn tổ chức đại diện người lao động (NLĐ) đã khẳng định như thế khi được hỏi có ý định làm việc - tích góp - mua nhà ở thành phố (HCM, Hà Nội, thậm chí Bình Dương…) không. Bởi với thu nhập trung bình vào khoảng 5-8 triệu/tháng trong khi mức giá mua nhà ở rơi vào khoảng 1-1,6 tỷ đồng thì có làm thêm giờ đến mức tối đa, cả đời này cũng khó mà tích đủ để có căn nhà cho riêng mình.

chuyện công nhân mua nhà ở thành phố là không thể

Nhiều công nhân vẫn chọn thuê trọ giá rẻ trong các con hẻm để tiết kiệm chi phí

Khoảng 1,3 triệu công nhân có nhu cầu nhà ở

Đây là kết quả khảo sát nhu cầu nhà ở của NLĐ, đặc biệt là công nhân thu nhập thấp làm việc ở TP.HCM do tổ chức công đoàn thực hiện mới đây. Trong khi cầu cao nhưng cung lại rất hạn chế khi những dự án nhà ở xã hội tại thành phố quá ít, giá bán cũng quá cao so với mức thu nhập hiện tại của đại đa số lao động. Bởi, ngoài tích góp tiền hàng tháng cho nhu cầu có nhà, công nhân còn phải lo nhiều khoản chi khác như ăn uống, điện nước, internet, điện thoại… đó là chưa dám nói đến vui chơi giải trí, cải thiện khẩu phần ăn hay hiếu hỉ, tiệc tùng…

Trong khoảng 15 năm trở lại đây, TP đã đưa vào sử dụng 31 dự án nhà ở xã hội với khoản 18.800 căn hộ và 16 nhà lưu trú công nhân, tương ứng với 21.400 chỗ ở tại 11 KCN, KCX.

Phía công đoàn khảo sát cho kết quả trong 1,3 triệu lao động làm việc ở TP thì chỉ gần 40.000 người (chiếm 3%) sống ở các khu lưu trú, ký túc xá công nhân trong các KCN. Còn lại, hầu hết sống trong các phòng trọ chật hẹp có diện tích trung bình khoảng 14m2 cho 4 người cùng ở, giá thuê bình quân khoảng 1,6 triệu đồng/tháng, chiếm khoảng 10-15% thu nhập của công nhân.

Khảo sát riêng 41.000 lao động nữ, thu nhập bình quân vào khoảng 5-10 triệu đồng/tháng cho kết quả có trên 40% ở nhà thuê, 36% ở chung với gia đình, 17% có nhà tại TP (mức giá mua nhà từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ).

Có cần thiết phải có nhà ở thành phố?

Dĩ nhiên, có nhà là mong muốn và mơ ước của gần như tất cả mọi người, bao gồm cả lao động thu nhập thấp. Bởi tư tưởng an cư lập nghiệp - muốn ổn định, không phải lo chi phí thuê nhà hàng tháng trong khi thu nhập lại không quá cao - cả lối nghĩ quan trọng việc sở hữu một căn nhà ở thành phố như một minh chứng cho sự thành công…

Tuy nhiên, nguyện vọng này có phần xa xỉ đối với rất nhiều công nhân xa quê lên thành phố tìm việc. Nguyên nhân là do thu nhập của họ quá thấp, khó tích lũy đủ số tiền tối thiểu cần có để có thể mua một căn nhà ở TP.HCM. Được biết, giá mỗi căn hộ nhà ở xã hội tại đây hiện dao động trong khoảng 1-1,6 tỷ đồng, tương đương 25 triệu đồng/m2. NLĐ có nhu cầu vay hỗ trợ để mua nhà có thể được vay tối đa 900 triệu đồng, tức không quá 70% giá trị căn hộ, nỗ lực trả trong vòng 15 năm.

chuyện công nhân mua nhà ở thành phố là không thể

Rất ít doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội cho công nhân

Thu nhập hiện tại không đủ mua nhà ở thành phố!

Đa phần, mức lương công nhân, LĐPT hiện dao động trong khoảng 5-8 triệu đồng/tháng và trên dưới 10-15 triệu đồng/tháng nếu tăng ca đều. Số tiền này được dùng chi tiêu cho các khoản thiết yếu như nhà thuê, ăn uống, điện nước, con cái, gửi về quê, hiếu hỉ, tiệc tùng… nên phần dư sẽ còn rất ít, thậm chí hết sạch nên nỗ lực để ra một khoản tích lũy dành cho mục tiêu mua nhà ở thành phố là rất xa vời đến không thể.

“Tôi là lao động nhập cư, làm nghề tài xế xe ôm công nghệ, thu nhập vào khoảng 7 triệu đồng/tháng, chỉ đủ chi tiêu cơ bản chứ không dư. Hiện tôi sống cùng con trai trong căn phòng trọ nhỏ, giá thuê 1,5 triệu đồng.” - chị Phương chia sẻ.

“Lương không tăng suốt 2 năm qua trong khi dịch bệnh triền miên ảnh hưởng đến công việc và làm phát sinh nhiều khoản chi tốn kém, chưa kể giá cả sinh hoạt tăng đột biến nữa nên tôi hay nhiều công nhân xa quê lên thành phố làm việc gặp khó khăn trong chi tiêu và sinh hoạt. Chuyện mua nhà vì thế mà xa vời và viễn vông lắm!” - bộc bạch của chị Trang, công nhân điện tử, lương 8,5 triệu đồng/tháng.

Giải pháp được chính NLĐ đề xuất

Một số cấp chính quyền đề nghị UBND TP triển khai các gói hỗ trợ thiết thực và kịp thời cho người thuê trọ lẫn chủ nhà trọ. Cụ thể, người thuê nên được miễn giảm giá điện nước trong khi chủ trọ cần được tiếp cận gói vay lãi suất hỗ trợ để sửa chữa hoặc xây mới phòng trọ trong khoảng thời gian nhất định, được miễn giảm thuế, hỗ trợ thủ tục giấy tờ xây dựng, cải tạo nhà cho thuê, kêu gọi thêm hỗ trợ về kinh phí từ doanh nghiệp, ngân hàng chính sách xã hội…

Về phía NLĐ, họ tha thiết mong được:

- Tăng lương và chế độ là hiển nhiên, đồng thời kiểm soát mức tăng các mặt hàng tiêu dùng và sinh hoạt thiết yếu

- Đầu tư nhà ở xã hội, chung cư giá thấp cho công nhân thuê thay vì bán đứt với khoản lớn

- Hỗ trợ vay lãi suất thấp trong thời gian dài cho những công nhân có nhu cầu mua nhà ở xã hội

- Đưa nhà máy về nông thôn, nơi mà ở đó công nhân nào cũng có thể đã có đất, thậm chí có nhà thay vì luôn mang gánh nặng mua nhà ở thành phố

- …

chuyện công nhân mua nhà ở thành phố là không thể

Một phòng trọ tương đối tốt và tiện nghi của công nhân

 

Ms. Công nhân

(Tham khảo và Biên tập từ VnExpress)

4.3 (233 đánh giá)
Chuyện công nhân mua nhà ở thành phố là điều không thể! Chuyện công nhân mua nhà ở thành phố là điều không thể!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 60

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 268

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 325

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 170