Điểm mặt 5 bệnh nghề nghiệp khi làm công nhân may
31.05.2021 3727 hongthuy95
Ngành dệt may được nhiều người theo vì công việc phổ thông, tuyển dụng đơn giản. Tuy nhiên, môi trường làm việc đặc thù dễ khiến công nhân mắc bệnh nghề nghiệp. Nhẹ thì dị ứng, nổi mẩn vài ngày tự khỏi, nặng có thể phải nhập viện điều trị và để lại di chứng… Cùng Tuyencongnhan.vn điểm qua 5 bệnh nghề nghiệp khi làm công nhân may và giải pháp hạn chế (nếu có)…
Tại sao công nhân may mắc bệnh nghề nghiệp?
Do:
- Tính chất công việc nặng nhọc, làm liên tục nhiều giờ liền trong khi thời gian nghỉ ngơi ít, áp lực doanh số, sản phẩm lại cực lớn
- Môi trường làm việc nhiều bụi bẩn, bụi vải, tiếng ồn
- Thiếu máy móc, thiết bị giảm sức người, hỗ trợ công việc cho công nhân
- Tư thế làm việc sai, ít vận động, ít tập thể dục
- Tư tưởng không thoải mái, tâm trạng buồn bực
- …
5 bệnh nghề nghiệp khi làm công nhân may và giải pháp hạn chế
Nếu là công nhân may, bạn có thể đã, đang và sẽ mắc phải một, một số hoặc nhiều bệnh (gọi là bệnh nghề nghiệp) được gọi tên sau đây:
>Da liễu
+ Biểu hiện và nguyên nhân:
Sạm da, viêm da chàm tiếp xúc, dị ứng, viêm loét da, viêm móng, nổi mụn… là những bệnh về da thường gặp ở công nhân may. Nguyên nhân là do môi trường làm việc thiếu sạch sẽ, chứa nhiều bụi bẩn từ vải, máy móc; nguồn nước không sạch, nhiều hóa chất từ chất nhuộm công nghiệp…
+ Cách hạn chế
Giảm thiếu tối đa mức độ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, nhất là bụi vải bằng cách sử dụng đồ bảo hộ chuyên dụng như đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay khi làm việc. Bên cạnh đó, hãy rửa tay bằng xà phòng, thay quần áo sạch mỗi sau khi tan ca. Ngoài ra, có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm dành cho da nếu phải làm việc với hóa chất gây khô da. Cũng lưu ý là nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.
>Bệnh điếc nghề nghiệp
+ Nguyên nhân:
Tiếng ồn từ máy móc, thiết bị trên chuyền, trong nhà xưởng có hại cho tai. Nhiều công nhân vì tiếng ồn quá lớn nên đeo tai phone và bật nhạc lớn để át đi tiếng ồn. Lâu ngày khiến tai bị tổn thương, ban đầu là nghe kém, nghe không nhanh và rõ, sau cứ không rõ dần và nặng nhất là bị điếc.
+ Cách hạn chế:
Sử dụng nút tai chống ồn, nhét bông hay bất cứ thứ gì có ích và an toàn cho việc làm giảm tiếng ồn từ bên ngoài gây hại cho tai. Ngoài ra, đừng quên đặt lịch khám sức khỏe định kỳ nếu cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào của việc nghe kém.
>Bệnh về đường hô hấp
+ Biểu hiện và nguyên nhân:
Bệnh bụi phổi như bụi phổi silic, bụi phổi ami-ăng, bụi phổi bông… là những bệnh về đường hô hấp mà công nhân may dễ gặp phải nhất. Tương tự như các bệnh về da, tác nhân gây bệnh là bụi vải, các loại sợi đay/ gai/ bông… có thể đi vào đường thở của bạn qua việc hít thở, nói chuyện hay ăn uống… nếu làm việc mà không đeo khẩu trang hoặc đeo nhưng không đảm bảo an toàn. Người bệnh có thể cảm thấy tức ngực, thở khò khè đến khó thở, viêm mũi, ho có đờm… rất nguy hiểm.
+ Cách hạn chế:
Nếu việc đeo khẩu trang không có hiệu quả cao, hãy trang bị cả mặt nạ chống bụi. Ngoài ra, cần vệ sinh cá nhân sach sẽ, thay quần áo sạch sau mỗi ca làm, không hút thuốc lá, tập thể thao để rèn luyện sức khỏe, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý và đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi.
>Bệnh về xương khớp
+ Nguyên nhân:
Đứng, ngồi nhiều tiếng đồng hồ ở 1 tư thế khiến nhiều bộ phận trên cơ thể bị hạn chế vận động trong khi không hề được nghỉ ngơi dễ làm tổn xương đến sự phát triển của xương, khớp và gây đau. Vùng cổ - vai gáy, lưng - thắt lưng, cột sống… là những vị trí có biểu hiện đau, nhứt, mỏi nhiều nhất.
+ Cách hạn chế:
Nhất định phải làm việc đúng tư thế, tranh thủ nghỉ ngơi và vận động nhẹ khi được (ăn giữa ca, nghỉ giữa ca, đi vệ sinh…), xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và giàu vitamin, thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ và đơn giản, tắm nắng để tăng cường vitamin D, thăm khám và kiểm tra sức khỏe sụn khớp định kỳ hoặc khi bị đau nhức…
>Căng thẳng cực độ và rối loạn cảm xúc
+ Nguyên nhân:
Yêu cầu công việc khiến công nhân phải liên tục quan sát các đường kim, mũi chỉ hoạt động không ngừng nghỉ để đảm bảo hiệu suất làm việc. Chính vì tập trung cao độ nên rất dễ bị căng thẳng và rối loạn cảm xúc. Bởi luôn yêu cầu độ chính xác tuyệt đối của thành phẩm. Ngoài ra, việc may theo sản phẩm cũng tạo ra áp lực lớn để hoàn thành chỉ triêu.
+ Cách hạn chế:
Tự tạo niềm vui cho bản thân trong công việc bằng cách trò chuyện với đồng nghiệp trên chuyền hoặc nghe nhạc có tai nghe (nếu quy định công ty không cấm); tranh thủ thời gian nghỉ giữa ca để thư giãn; tập thể dục để giải phóng năng lực; tham gia các buổi sinh hoạt văn hóa tại công ty; đọc sách, nghe nhạc, xem phim ngoài giờ làm… Mục tiêu chung là cải thiện tâm trạng, xóa bỏ áp lực tồn tại sau giờ làm, tạo tâm trạng thoải mái trước khi bước vào ca...
Mắc bệnh nghề nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, tiêu tốn chi phí chữa bệnh mà còn làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chung của phân xưởng. Do đó, cần thiết nắm rõ các bệnh nghề nghiệp công nhân may thường gặp và giải pháp hạn chế để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Ms. Công nhân