Tăng giờ làm thêm nhưng giữ nguyên cách tính lương: NLĐ thiệt đủ đường

28.03.2022 749 hongthuy95

Đồng hành cùng doanh nghiệp tăng gia sản xuất ở giai đoạn phục hồi sau dịch trong điều kiện vẫn đảm bảo sức khỏe và thời gian phục hồi khả năng lao động cho công nhân viên, mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa quyết định nâng mức trần giờ làm thêm tối đa 1 tháng lên 60 giờ, thay vì mức 40 giờ như trước. Quy định mới này đặt ra nhiều lo ngại về quyền lợi của NLĐ, nhất là khi vẫn giữ nguyên cách tính lương làm thêm giờ như cũ…

tăng giờ làm thêm nhưng vẫn giữ nguyên cách tính lương từ 1/4

Từ 1/4/2022, áp dụng nới trần giờ làm thêm lên 60 giờ mỗi tháng

Tăng giờ làm thêm nhưng giữ nguyên cách tính lương cho NLĐ

Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất nới trần giờ làm thêm từ 40 lên 60 giờ mỗi tháng, áp dụng từ ¼ đến 31/12/2022 cho tất cả ngành nghề, trừ một số nhóm lao động đặc thù theo quy định. Lý do của sự điều chỉnh ngắn hạn này được cho là để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, phải thu hẹp quy mô hay ngưng sản xuất, làm chậm đến mất đơn hàng, bồi thường hợp đồng, doanh thu và lợi nhuận giảm sâu… [Trước đó, các doanh nghiệp cũng được phép tăng mức trần giờ làm thêm từ 200 lên 300 giờ trong năm 2022 nếu có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động].

Sau giãn cách, đông đảo công nhân bày tỏ nguyện vọng muốn được tăng ca để tăng thu nhập. Tuy nhiên, thực tế thì tiền lương cho những giờ làm thêm đó là rất thấp trong khi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và hiệu suất làm việc, nghĩa là người lao động chỉ hưởng lợi rất ít từ thỏa thuận tăng ca nhưng ngược lại lại mang về rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giảm chi phí đóng BHXH, tận dụng sức lao động, chi phí rẻ… Thêm nữa, thông tin tăng giờ làm thêm nhưng không hề đề cập đến cách tính lương làm thêm cụ thể khiến người lao động hoang mang [Hiện luật quy định lao động làm thêm vào các ngày trong tuần được nhận ít nhất 150% lương ngày làm việc bình thường - 200% vào những ngày nghỉ hàng tuần và 300% vào các ngày nghỉ lễ, tết]. Đến các chuyên gia còn nhận định điều này là chưa công bằng với lao động, khiến đối tượng “làm thuê” chịu nhiều thiệt thòi. Qua đó, mong muốn giới hạn giờ làm cần được tính toán và cân nhắc trên cơ sở đảm bảo sức khỏe, có thời gian phục hồi sức lao động, đặc biệt, lương tăng ca phải hấp dẫn…

“Nới giờ làm thêm đồng nghĩa với buộc người lao động phải tăng ca nhiều giờ hơn, đánh đổi nhiều hơn thì phải tính tiền tăng ca lũy tiến cho họ mới hợp lý, chứ giữ nguyên như hiện tại là rất thiệt thòi. Nếu được hãy nâng lên 200% khi làm thêm trong ngày làm việc bình thường, mốc từ 201 đến 250 giờ - 300% mốc 251 đến 300 giờ - 400-500% khi làm thêm vào ngày nghỉ cuối tuần, dịp lễ tết, mốc trên 200 giờ.” - đại diện Tổng liên đoàn Lao động bày tỏ.

NLĐ thiệt thòi đủ đường

Thu nhập có tăng nhưng không đáng kể trong khi quá nhiều cái mất cảnh báo người lao động nên cân nhắc lại nguyện vọng tăng ca càng nhiều càng tốt của mình lên doanh nghiệp:

+ Sức khỏe giảm sút

Sức khỏe là điều đầu tiên bị ảnh hưởng nếu làm việc quá nhiều mà thời gian nghỉ ngơi không đủ để tái tạo sức lao động. Từng có trường hợp nhiều công nhân chế biến hải sản phải đứng liên tục 8 tiếng xuyên suốt khiến máu dồn xuống dưới, làm chân phù lên đến mức phải cắt bỏ ủng cao su mới có thể rút chân ra. Hay công nhân nhà máy dệt phải di chuyển liên tục ước tính bằng đi bộ hàng chục km để điều khiển máy hay nối chỉ bị đứt…

+ Thu nhập không đủ chi tiền chữa bệnh, thuốc thang

Tăng ca thì tăng thu nhập đó nhưng liệu có đủ chi cho các khoản thuốc thang, viện phí, đồ ăn thức uống bồi bổ để phục hồi sức khỏe không?

+ Dễ gặp tai nạn lao động

Dĩ nhiên, tăng ca liên tục đến nỗi sức khỏe giảm sút, làm việc kém hiệu quả, tinh thần không thể tập trung chắc chắn sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động khi làm việc.

tăng giờ làm thêm nhưng vẫn giữ nguyên cách tính lương từ 1/4

Bất kỳ sự chểnh mảng nào trong công việc cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn lao động

+ Ít thời gian cho gia đình

Làm cố định 1 ngày 8 tiếng, thêm tăng ca 4 tiếng nữa có khi đến tận 9,10h tối mới về nhà; lúc này vợ con, bố mẹ đã say giấc nên gần như cả tuần cũng không gặp mặt hay nói chuyện với nhau. Nhiều cặp vợ chồng vì thế mà xích mích, cãi cọ, tệ hơn thì đổ vỡ.

+ Không chăm và giáo dục con tốt

Không ít gia đình vì không có thời gian chăm sóc hay đưa đón chuyện học hành phải gửi con về quê cho ông bà phụ giúp. Điều này vô tình tạo khoảng cách với con, không có điều kiện dạy dỗ, giáo dục con trong khi ông bà ở quê đa phần ít học, lại không biết cách chỉ bảo kiến thức và kỹ năng sống cho cháu… lâu dần dễ để lại hệ lụy không tốt.

Nhiều doanh nghiệp, thậm chí tổ chức quản lý lao động hay viện dẫn lí do vì giờ làm thêm của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác nên cần đề xuất tăng. Tuy nhiên, họ lại không muốn thừa nhận rằng thời gian làm việc chính thức của lao động Việt (đối tượng ngoài công, viên chức nhà nước) lại cao hơn đáng kể so với các nước đó, tới 48 tiếng mỗi tuần, chưa tính tăng ca.

Ms. Công nhân

4.3 (113 đánh giá)
Tăng giờ làm thêm nhưng giữ nguyên cách tính lương: NLĐ thiệt đủ đường Tăng giờ làm thêm nhưng giữ nguyên cách tính lương: NLĐ thiệt đủ đường

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kế toán trưởng là gì? Bản mô tả công việc kế toán trưởng trong doanh nghiệp

Kế toán trưởng là gì? Bản mô tả công việc kế toán trưởng trong doanh nghiệp

Kế toán trưởng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tổ chức kế toán của một doanh nghiệp. Vậy bạn có thể giải thích cụ thể Kế toán trưởng là g...

06.02.2025 5313

7 Nguyên tắc cần lưu ý khi làm Phiên dịch viên tiếng Nhật

7 Nguyên tắc cần lưu ý khi làm Phiên dịch viên tiếng Nhật

Nhật Bản là đất nước coi trọng lễ nghi và phép tắc trong mọi trường hợp, mọi tình huống; cả trong giao tiếp lẫn công việc. Bạn là phiên dịch viên tiến...

03.02.2025 1716

Thu nhập thấp, công nhân có nên về quê ăn Tết?

Thu nhập thấp, công nhân có nên về quê ăn Tết?

“Thu nhập thấp, năm nào vợ chồng tôi cũng phải bấm bụng dành tiền về quê ăn Tết. Dần dần, Tết trở thành nỗi ám ảnh trong tôi”... Làm lụng vất vả cả...

08.12.2024 2823

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Dịp cận Tết, nhiều doanh nghiệp tổ chức tăng ca để kịp tiến độ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài liên tục khiến công nhân kiệt sức và không có thời g...

07.12.2024 30288