Xử lý thế nào khi bị sốc nhiệt? Cách phòng tránh sốc nhiệt ra sao?

06.04.2022 4479 thanhphuongthaobctt

Làm việc dưới thời tiết nắng nóng hoặc trong môi trường nhiệt độ thấp liên tục khiến nhiều người dễ bị sốc nhiệt. Vậy cách xử lý khi bị sốc nhiệt là gì? Làm thế nào để phòng tránh tình trạng này?... Hãy cùng Vieclamnhamay.vn tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

Xử lý thế nào khi bị sốc nhiệt? Cách phòng tránh sốc nhiệt ra sao?
Làm việc dưới thời tiết nắng nóng khiến nhiều người dễ bị sốc nhiệt.

Vì sao bị sốc nhiệt?

Theo Bác sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Phó khoa Khám bệnh Bệnh viện Đà Nẵng, sốc nhiệt là căn bệnh nhiệt nghiêm trọng. Bình thường, trung khu điều nhiệt luôn giữ cơ thể ở mức nhiệt cân bằng, không có sự thay đổi quá nhiều so với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, nếu cơ thể phải liên tục làm việc dưới trời nắng nóng hoặc lạnh kéo dài, khiến khu vực này bị tổn thương, không hoạt động tốt như ban đầu. Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hoặc xuống thấp.

Sốc nhiệt có 2 loại: Sốc nhiệt nóng và sốc nhiệt lạnh. Sốc nhiệt nóng là tình trạng thân nhiệt bệnh nhân tăng cao trên 39 độ C cùng các triệu chứng như: Mồ hôi toát ra nhiều, đau nhức tay chân, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, lơ mơ, choáng, ý thức bị rối loạn, mê sảng, co giật, hôn mê. Tình trạng này gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng, bạn cần nhanh chóng sơ cứu tại chỗ và đưa đi cấp cứu.

Sốc nhiệt lạnh xảy ra khi thân nhiệt cơ thể giảm sút nghiêm trọng, sức đề kháng kém. Với những người có cơ địa yếu, nhạy cảm, tình trạng này dễ xảy ra. Biểu hiện của sốc nhiệt lạnh như sau: Dị ứng thời tiết, dây thần kinh nội biên bị liệt làm méo miệng, đột quỵ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Một số người gặp tình trạng sốc nhiệt lạnh khi làm việc từ môi trường máy lạnh suốt thời gian dài bước ra ngoài.

Sốc nhiệt còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp, viêm phổi mãn tính, tiểu đường, mỡ máu cao,... gây ra tình trạng đột quỵ, tử vong.

Những công việc dễ có nguy cơ bị sốc nhiệt

Những người thường xuyên làm việc dưới môi trường nắng nóng hoặc trong máy lạnh là đối tượng có nguy cơ bị sốc nhiệt cao, phải kể đến như sau:

- Người lao động nông nghiệp: Nông dân.

- Thợ xây, phụ hồ, công nhân ở xưởng gạch, luyện gang thép,...

- Công nhân làm việc trong nhà máy, xí nghiệp như chế biến thủy sản, đồ đông lạnh,... 

- Công nhân vệ sinh đường phố, người chở hàng, bốc vác,...

Xử lý thế nào khi bị sốc nhiệt? Cách phòng tránh sốc nhiệt ra sao?
Phụ hồ, thợ xây, công nhân xưởng gạch, luyện gang thép,... là đối tượng dễ có nguy cơ bị sốc nhiệt.

Các đối tượng khác có nguy cơ bị sốc nhiệt như: Người già, trẻ em, phụ nữ có thai hay đang cho con bú. Những người mắc bệnh mãn tính Cao huyết áp, phổi tắc nghẽn mãn tính, tiểu đường,...cũng có tỉ lệ gặp phải tình trạng này. Vì thế, nếu bạn đang nằm trong các đối tượng trên, hãy nhanh chóng tham khảo cách xử lý khi sốc nhiệt và cách phòng tránh dưới đây nhé.

Cách xử lý khi bị sốc nhiệt?

Bước sơ cứu ban đầu cho người bị sốc nhiệt rất quan trọng, quyết định đến tính mạng và di chứng về sau. Tùy thuộc vào từng tình trạng sốc nhiệt, bạn nên lựa chọn cách xử lý phù hợp.

  • Sốc nhiệt nóng

Khi nhìn thấy một người có biểu hiện sốc nhiệt nóng như: Mặt đỏ, da nóng, mệt mỏi, đau đầu, nôn ói,... bạn cần thực hiện các bước hạ thân nhiệt cho người đó như sau:

- Đầu tiên, hãy di chuyển người đó vào khu vực bóng mát rồi bỏ bớt quần áo ra ngoài cho thoáng.

- Sau đó, tiến hành đặt khăn lạnh hoặc đá lạnh lên toàn bộ cơ thể để làm mát. Song song đó, có thể dùng quạt thổi hoặc phun nước vào người để hạ nhiệt.

- Nếu người bệnh còn tỉnh, hãy lấy một ly nước cho họ uống.

- Nhanh chóng gọi xe cấp cứu và đưa người đó đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình di chuyển, mở cửa sổ hoặc điều hòa để tạo không khí mát cho người bệnh. Liên tục đắp khăn ướt lên trán của người bệnh. Nếu bị tổn thương thận, bệnh nhân có thể thực hiện lọc máu và chăm sóc tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.

Xử lý thế nào khi bị sốc nhiệt? Cách phòng tránh sốc nhiệt ra sao?
Cho bệnh nhân nằm ở nơi mát mẻ rồi cởi bớt áo để thoáng khí.
  • Sốc nhiệt lạnh

Vừa rồi là cách xử lý khi bị sốc nhiệt nóng, với trường hợp sốc nhiệt lạnh, máy điều hòa, bạn nên thực hiện theo các bước sau đây:

- Đặt bệnh nhân nằm ngửa, di chuyển 2 chân cao hơn tim.

- Di chuyển máy điều hòa lên cao hơn hoặc tắt đi và bật quạt cho mát mẻ.

- Cho bệnh nhân sốc nhiệt uống nước ấm nóng.

- Nếu người bệnh mặc quá ít áo, bạn nên khoác thêm 1 lớp áo mỏng hoặc đắp chăn.

- Nhanh chóng liên hệ cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong trường hợp bị ngất, mất ý thức, không thở được.

Làm thế nào để phòng tránh sốc nhiệt?

Mỗi trường hợp sốc nhiệt, bạn nên tuân thủ theo những phương pháp khác nhau. Cùng Vieclamnhamay.vn tham khảo ngay bên dưới nhé!

+ Cách phòng tránh sốc nhiệt nóng

Tính chất công việc phải thường xuyên ra ngoài nắng nóng, khiến nguy cơ sốc nhiệt ngày càng cao. Đừng lo lắng, hãy theo dõi các cách phòng tránh sốc nhiệt nóng dưới đây nhé!

- Luôn mặc áo khoác khi ra ngoài

Khi làm việc dưới tiết trời nắng nóng, bạn nên thường xuyên mặc áo khoác, đội mũ, mặc áo cổ cao, kính bảo hộ hoặc sử dụng khăn che mặt để che phủ vùng dưới gáy. Đặc biệt, nên sắp xếp thời gian làm việc ngoài trời và nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng tiếp xúc với nhiệt độ cao quá lâu. Khoảng thời gian từ 12h - 16h là lúc nhiệt độ đỉnh điểm nhất trong ngày. Vì thế, bạn không nên lao động trong khung giờ này.

- Uống nhiều nước

Khi phải làm việc dưới trời nắng nóng liên tục, cơ thể dễ bị mất nước. Vì thế, bạn cần bổ sung nước, thực phẩm giàu vitamin như trái cây để bù nước, điện giải, tăng cường sức đề kháng. Hãy để sẵn một chai nước, chanh muối để bổ sung ngay khi cảm thấy mệt mỏi.

Xử lý thế nào khi bị sốc nhiệt? Cách phòng tránh sốc nhiệt ra sao?
Luôn uống nhiều nước là cách phòng tránh sốc nhiệt nóng.

- Tránh dùng chất kích thích

Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê nếu không cơ thể dễ bị mất nước và kiệt sức đột ngột.

- Rèn luyện thể chất

Bên cạnh đó, hãy thường xuyên thoa kem chống nắng khi ra ngoài, rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng. Lưu ý nên thực hiện các bài tập trong thời điểm ít nắng nóng nhất.

+ Cách phòng tránh sốc nhiệt lạnh

Đó là những biện pháp của tình trạng sốc nhiệt nóng, còn với trường hợp sốc nhiệt lạnh, bạn có thể phòng tránh bằng cách áp dụng các phương pháp dưới đây:

- Hạn chế vào phòng máy lạnh ngay khi đi nắng về

Bạn nên mở máy quạt ngồi ở bên ngoài một khoảng thời gian để thân nhiệt quay trở về bình thường trước khi vào phòng máy điều hòa. Nếu đi nắng về mà nhanh chóng bước vào nơi có nhiệt độ thấp, cơ thể khó thích nghi, dễ bị cảm, co mạch máu, đột quỵ.

- Không để máy điều hòa ở nhiệt độ quá thấp

Khi chênh lệch nhiệt độ ngoài trời và trong phòng càng cao thì nguy cơ sốc nhiệt sẽ cao hơn. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên điều chỉnh mức độ này dưới 7 độ C. 25 - 28 độ C là mức nhiệt độ lý tưởng phù hợp với sức khỏe.

Xử lý thế nào khi bị sốc nhiệt? Cách phòng tránh sốc nhiệt ra sao?
Không để máy điều hòa ở nhiệt độ quá thấp.

- Tắt máy điều hòa trước khi ra ngoài 30 phút

Trước khi ra ngoài khoảng 30 phút, bạn nên tắt máy lạnh để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài và phòng tránh nguy cơ sốc nhiệt. Ngoài ra, có thể dùng máy quạt để thông thoáng không khí và làm lạnh nhanh hơn.

Trên đây là cách xử lý khi bị sốc nhiệt bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng với những tips nhỏ này, bạn có thể nhanh chóng sơ cứu cho người khác và phòng tránh nguy hiểm xảy ra cho bản thân.

Phương Thảo

4.5 (585 đánh giá)
Xử lý thế nào khi bị sốc nhiệt? Cách phòng tránh sốc nhiệt ra sao? Xử lý thế nào khi bị sốc nhiệt? Cách phòng tránh sốc nhiệt ra sao?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 100

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 302

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 351

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 197