Công nhân nhà máy tự tử vì kiệt sức do làm thêm giờ

10.12.2021 1562 hongthuy95

“Bố mệt mỏi lắm. Có quá nhiều việc. Bố không thể tha thứ cho công ty đó. Hãy kể câu chuyện này với giới truyền thông” - Nam công nhân nhà máy, 43 tuổi, đã để lại thư tuyệt mệnh có nội dung như thế rồi tự kết thúc cuộc đời mình sau khoảng thời gian dài bị trầm cảm do áp lực công việc, tăng ca liên tục không có thời gian nghỉ ngơi.

công nhân nhà máy tự tự vì kiệt sức do làm thêm giờ việc

Môi trường nhà máy rất hay yêu cầu công nhân tăng ca để kịp tiến độ sản xuất

Làm việc hơn 100 giờ/tuần, ngủ lúc 4-5h sáng và đi làm trước 8h

Nạn nhân là công nhân của một nhà máy điện tử có tiếng toàn cầu, làm việc tại đó hồi năm 2003 rồi được thăng chức lên Phó phòng kỹ thuật 6 năm sau đó. Từ đây, anh chính thức bắt đầu chuỗi ngày làm việc khắc nghiệt, để rồi vỏn vẹn 6 tháng nữa đã đi đến quyết định đau lòng: TỰ TỬ.

Tìm hiểu thì được biết, nhân viên này thường xuyên làm việc hơn 100 giờ/tuần (vượt đến 1,5 lần so với mức trung bình là 40 giờ/tuần theo quy định). Mỗi ngày, anh rời văn phòng trước 20h, ngủ lúc 4-5h sáng và đi làm lại trước 8h. Chưa kể, có thời điểm tham gia 10 cuộc họp/ngày. Làm việc nhiều là thế nhưng phía công ty không có chính sách trả lương số giờ làm thêm tại nhà cho anh ấy. Tuy nhiên, nếu không làm ngoài giờ, anh ta khó mà theo kịp khối lượng công việc.

Lâu dần, anh rơi vào trầm cảm. Vì làm việc quá sức lại không có thời gian nghỉ ngơi và hoạt động thể chất cũng như giao tiếp, giao lưu với mọi người. Rồi điều tồi tệ nhất cũng đến, anh để lại bức thư cho gia đình rồi tự sát. Trong thư hiện rõ sự mệt mỏi, chán nản và bức xúc…

Được biết, mãi đến 9 tháng sau khi vụ việc xảy ra, phía công ty mới công khai thừa nhận có nhân viên chết vì làm việc quá sức. Họ nhận trách nhiệm, xin lỗi nạn nhân và gia đình đồng thời bồi thường một khoản tiền (không được tiết lộ) cho gia quyến người quá cố. Được biết, đây không phải là trường hợp đầu tiên ở tập đoàn này.

công nhân nhà máy tự tự vì kiệt sức do làm thêm giờ việc

Nam công nhân đã tự sát vì áp lực, mệt mỏi do làm việc quá sức

Tại sao không lên tiếng, không nghỉ việc, đổi chỗ làm?

Nhiều người đã thắc mắc như thế sau khi biết sự việc. Họ cho rằng anh này nghĩ “cạn” và yếu đuối khi quyết định chấm dứt cuộc sống của mình trong khi vẫn còn trách nhiệm với cha mẹ già cùng vợ, con. Tuy nhiên, phải áp lực và mệt mỏi đến nhường nào thì một người đàn ông mạnh mẽ và chịu khó mới chọn cách giải thoát cực đoan này.

Thứ nhất là ảnh hưởng từ văn hóa lao động của một nước. Tồn tại những quốc gia mà công dân tại đó coi trọng công việc, sống chết vì công việc. Với họ, không gì xấu hổ và tệ hại, vô tích sự bằng chuyện thất nghiệp. Trong tiềm thức của họ thậm chí không tồn tại ý định nhảy việc, hầu hết đều "trung thành" với một chỗ làm cố định đến hết đời. Thêm nữa, cũng tại đây, áp lực về lương hay mức sống cũng khiến họ bán sức cày để tạo thu nhập chi tiêu thoải mái hơn.

Thứ hai, ở một số nước phát triển, nghỉ/ bỏ một công việc và tìm việc mới không hề dễ. Khi một người nghỉ việc tại công ty này và đến công ty khác phỏng vấn xin việc mới thì sẽ được hỏi “Vì sao bạn nghỉ ở công ty trước đó?”. Nếu bạn thành thật bảo áp lực và công việc quá nhiều nên không làm nổi - công ty mới đó sẽ nghĩ rằng bạn không phù hợp, bởi họ cần nhân viên dẻo dai và sẵn sàng làm thêm giờ, họ hiện không thấy bạn đã vất vả thế nào mà chỉ biết bạn có thể không đủ khả năng đảm đương công việc họ giao cho.

Thứ ba, nhiều công ty yêu cầu bạn phải thành thật kê khai những nơi từng làm qua và lý do rời đi. Sau đó, họ sẽ liên hệ để được nghe đại diện công ty cũ đánh giá bạn. Nếu họ biết bạn bị đuổi hay nghe nhận xét không khả quan thì khả năng cao bạn sẽ không được nhận.

Thứ tư, các cấp quản lý vì muốn có thành tích cao nên cứ cố ép cấp dưới tăng ca, làm thêm giờ; nếu không đồng ý thì bị chèn ép, gây khó dễ. Công nhân vì sợ nên cứ cố làm mà không dám phản kháng.

Cuối cùng, có người mất hàng tháng để tìm việc mới và chờ được nhận sau khi dứt khoát bỏ việc cũ. Lương không có nhưng các khoản sinh hoạt vẫn phải chi trả mỗi ngày, mỗi tháng… nên lại cố làm thêm đến khi không chịu nỗi nữa thì đã muộn…

công nhân nhà máy tự tự vì kiệt sức do làm thêm giờ việc

Vì nhiều lý do, không ít công nhân ngại chuyển việc

Thực trạng công nhân Việt Nam hiện nay

Việt Nam quy định thời gian làm việc bình thường của người lao động tối đa không quá 8h/ca, 48h/tuần, trường hợp tăng ca thì không được quá 12h/ngày, 40h/tháng, 200h - 300h/năm.

Luật là vậy nhưng thực tế, không ít doanh nghiệp vẫn tìm cách lách và tăng số giờ làm thêm mỗi ngày/ tuần lên vì lý do cho kịp tiến độ đơn hàng, phía NLĐ cũng đồng ý hoặc miễn cưỡng đồng ý tăng ca để kiếm thêm thu nhập.

Thường gặp nhất là giai đoạn cuối năm hay ở thời điểm hiện tại, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, rất nhiều công nhân, LĐPT mới có nhiều việc để làm sau nhiều tháng “nằm nhà” không lương. Do đó, họ mong muốn được tăng ca để có thêm tiền chi trả các khoản sinh hoạt phí đã nợ trước đó hay để chi tiêu cho dịp Tết sắp đến. Bởi sản xuất khó khăn, nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ không có thưởng Tết, không có lương tháng 13 nên công nhân chắc phải “tự thân vận động”.

Tăng ca không xấu, vừa giúp doanh nghiệp tăng gia sản xuất, vừa tăng thu nhập cho công nhân. Tuy nhiên, tăng ca cần có chừng mực. Phải đảm bảo giữa thời gian lao động với thời giờ nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe, tránh trường hợp làm việc quá sức dẫn đến bệnh, suy nhược cơ thể, tinh thần uể oải, làm việc thiếu năng suất, dễ gây tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp; đặc biệt, nguy hiểm nhất là rơi vào áp lực, trầm cảm dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ, hành vi đau lòng…

Ms. Công nhân

Được tăng ca Công nhân mới có Tết

4.5 (485 đánh giá)
Công nhân nhà máy tự tử vì kiệt sức do làm thêm giờ Công nhân nhà máy tự tử vì kiệt sức do làm thêm giờ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 139

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 307

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 354

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 203