Hướng dẫn cách tính trợ cấp thôi việc mới nhất cho người lao động
04.11.2019 2720 vi.vothanh
Khi nghỉ việc, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đảm bảo điều kiện theo ban hành của pháp luật. Vậy điều kiện đó là gì? Cách tính trợ cấp thôi việc cụ thể như thế nào? Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu thêm một số thông tin về quyền lợi này.
Pháp luật nước ta có rất nhiều quy định về các khoản trợ cấp cho người lao động sau khi nghỉ việc. Trong số đó, “trợ cấp thôi việc” cũng là điều đáng được quan tâm với mỗi người. Dưới đây là tất tần tật những vấn đề liên quan đến điều khoản này.
Trợ cấp thôi việc là gì?
Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà doanh nghiệp chi trả cho nhân viên khi 2 bên chấm dứt hợp đồng lao động nhằm hỗ trợ điều kiện vật chất cho người lao động sau khi nghỉ làm và tìm kiếm công việc mới phù hợp hơn.
Khi nào người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc?
Theo điều 48 của Bộ luật Lao động 2012, đối với người lao động “đã làm việc thường xuyên đủ 12 tháng trở lên”, khi chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải chi trả trợ cấp thôi việc nếu nhân viên đáp ứng các điều kiện sau:
![cách tính trợ cấp thôi việc](/files/Anh-TCN-Vi/thang-11-2019/cach-tinh-tro-cap-thoi-viec-01.png)
Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc
Nếu là người thuộc 1 trong 4 trường hợp dưới đây, bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc:
- Người lao động (NLĐ) nghỉ việc khi đủ điều kiện hưởng lương hưu
- NLĐ nghỉ việc vì bị sa thải
- NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Người có thời gian làm việc thực tế bằng với thời gian tham gia BHXH
![cách tính trợ cấp thôi việc](/files/Anh-TCN-Vi/thang-11-2019/cach-tinh-tro-cap-thoi-viec-05.png)
Cách tính trợ cấp thôi việc hiện nay nhất định bạn phải biết
Cũng trong Bộ luật Lao động 2012, khoản “trợ cấp thôi việc” do doanh nghiệp chi trả cho người lao động được quy định dựa theo nguyên tắc: Mỗi năm làm việc sẽ được hưởng nửa tháng trợ cấp tiền lương, công thức tính cụ thể như sau:
Tiền trợ cấp thôi việc = ½ X (Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc) X (Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc)
Trong đó:
- Quy định về Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc: Là số tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi thôi việc và được thông tin rõ trong hợp đồng lao động.
- Quy định về Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc: Bằng tổng (Thời gian đã làm việc thực tế) trừ (Thời gian tham gia Bảo hiểm thất nghiệp) (BHTN) và (Thời gian làm việc đã được doanh nghiệp chi trả trợ cấp thôi việc (nếu có).
* Thời gian người lao động đã làm việc thực tế gồm:
![cách tính trợ cấp thôi việc](/files/Anh-TCN-Vi/thang-11-2019/cach-tinh-tro-cap-thoi-viec-02.png)
Lưu ý: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, được tính theo năm (đủ 12 tháng), nếu có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng nửa năm; từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm.
Ví dụ:
Bà Nguyễn Thị B bắt đầu là việc tại công ty X từ ngày 01/02/2008. Bà bắt đầu đóng Bảo hiểm Xã Hội từ ngày 01/08/2008. Vì lý do sức khỏe nên bà B và doanh nghiệp thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ từ 01/9/2019. Mức bình quân tiền lương theo HĐLĐ 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của bà B là 6.000.000 đồng.
- Thời gian làm việc của bà B là: 11 năm 7 tháng
- Thời gian tham gia BHTN : 11 năm 1 tháng
=> Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp thôi việc là: (11 năm 7 tháng) - (11 năm 01 tháng) = 6 tháng => Được làm tròn thành 1 năm
=> Mức hưởng trợ cấp thôi việc = ½ x 6.000.000 x 1= 3.000.000 đồng
Doanh nghiệp không chi trả trợ cấp thôi việc, người lao động cần làm gì?
Trong thời gian 7 ngày làm việc tính từ thời gian chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc cho nhân viên của mình. Trường hợp doanh nghiệp không phải là tổ chức cá nhân hoặc đang gặp khó khăn về tài chính thì có thể kéo dài thời gian nhưng không quá 30 ngày.
![cách tính trợ cấp thôi việc](/files/Anh-TCN-Vi/thang-11-2019/cach-tinh-bao-hiem-that-nghiep-06.png)
Tuy nhiên, nếu công ty vẫn không chi trả tiền trợ cấp thôi việc hoặc giải quyết số tiền không thỏa đáng, người lao động cần:
- Khiếu nại đến ban giám đốc của Công ty để yêu cầu công ty giải quyết trợ cấp đầy đủ.
- Nếu vẫn tiếp tục không nhận được phản hồi, bạn cần gửi đơn khiếu nại đến phòng Lao động thương binh và Xã hội tại địa phương nơi công ty đặt trụ sở để được bảo vệ quyền lợi.
- Hoặc gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở (có thể không cần qua bước hòa giải tại phòng lao động thương binh và xã hội).
Sau khi thực hiện các bước trên đây, đảm bảo bạn sẽ được giải quyết quyền lợi một cách thỏa đáng. Bởi, theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp không chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động sẽ bị phạt tiền theo các mức:
![cách tính trợ cấp thôi việc](/files/Anh-TCN-Vi/thang-11-2019/cach-tinh-tro-cap-thoi-viec-03.png)
Trên đây là tất tần tật những thông tin và cách tính trợ cấp thôi việc dành cho người lao động. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với những ai đang gặp thắc mắc trong trường hợp này.
Có thể bạn quan tâm: Tăng hạn mức vay lên 100 triệu đồng - giải pháp giúp người lao động không vướng vào “tín dụng đen”
Vũ Vi