Tại sao mức lương tối thiểu của công nhân quá thấp?

22.03.2022 1297 hongthuy95

Không tính 2 năm Covid, lương tối thiểu vùng vẫn được điều chỉnh tăng hằng năm. Tuy nhiên, mức tăng là quá thấp và không thể đuổi kịp mức sống tối thiểu chứ chưa nói đến mức lương đủ sống. Trong khi mọi chi phí sinh hoạt đồng loạt tăng cao thì mức lương tối thiểu của công nhân lại quá thấp. Tại sao lại như thế? Cùng Vieclamnhamay.vn đi tìm nguyên do!

tại sao mức lương tối thiểu của công nhân quá thấp

Mức lương tối thiểu tại vùng bạn đang làm bao nhiêu?

Mức lương không đáp ứng mức sống tối thiểu cho công nhân

Luật quy định lương cơ bản do công ty, NSDLĐ trả cho NLĐ hàng tháng không được thấp hơn lương tối thiểu vùng tương ứng nhằm đảm bảo nhu cầu sống thấp nhất cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất và gia đình họ. Nhiều doanh nghiệp vin vào đó để tính toán và thỏa thuận mức lương trả cho nhân viên, bên cạnh các khoản phụ cấp đặc thù (nếu có).

Ghi nhận từ Vieclamnhamay.vn, nhiều công nhân, LĐPT thu nhập thấp cho hay mức lương hiện tại là quá thấp, không đáp ứng mức sống tối thiểu cho họ chứ chưa nói đến chuyện đủ sống hay có dư.

Thật vậy. Với mức lương tối thiểu vùng I (mức cao nhất trong 4 vùng) hiện nay là 4,42 triệu đồng/tháng đáp ứng chưa đến 95% mức sống thấp nhất và chỉ bằng 59% lương đủ sống [Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động]. Đáng nói là, riêng năm 2021, khoảng cách giữa lương và mức sống tối thiểu của người lao động được nới rộng ra hơn 10% [Theo tính toán của Viện Công nhân và Công đoàn]. Thêm nữa, lương tối thiểu vùng được điều chỉnh gần đây nhất là vào đầu năm 2020 rồi ngưng hẳn 2 năm tiếp theo do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Điều này tạo thêm áp lực tài chính cho nhiều lao động khi phải phát sinh quá nhiều khoản chi (nhất là y tế), giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao càng kéo dài thêm khoảng cách với mức sống thấp nhất trong tương lai.

Lương tối thiểu vùng 2022 có tăng không? Tăng thì tăng bao nhiêu?

Tại sao mức lương tối thiểu của công nhân quá thấp?

Có nhiều lý do để mức lương tối thiểu ở hiện tại không như kỳ vọng, đủ để đáp ứng mức sống thấp nhất. Điển hình nhất là:

+ Xuất phát điểm chưa cao

2013 là năm đầu tiên Hội đồng tiền lương quốc gia họp bàn điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho năm 2014 - đề xuất tăng thêm 30%, khoảng 705.000 đồng, nâng mức lương tối thiểu vùng I từ 2,35 triệu đồng/tháng lên 3,055 triệu đồng/tháng để đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu ở giai đoạn đó (theo nhận định của tổ chức đại diện NLĐ), tạo thuận lợi cho những lần điều chỉnh của các năm sau khi chỉ cần tính mức tăng CPI và GDP để tăng cho phù hợp. Tuy nhiên, đề xuất đó đã không được thông qua. Theo VCCI lẫn Bộ LĐ-TB&XH, doanh nghiệp sẽ không chịu đựng nổi khi chi phí cho tiền lương tăng đột ngột như thế. Cuối cùng, sau nhiều phiên thương lượng, mức lương tối thiểu năm 2014 chỉ tăng gần 15% so với mức đề xuất 30% của năm 2013, tức đạt mức 2,7 triệu đồng/tháng cho vùng I và còn nợ mức sống thấp nhất đến 15%. Chính khoảng cách khá xa này khiến những năm sau, dù lương tối thiểu năm sau được điều chỉnh cao hơn năm trước nhưng thực tế vẫn không bù đắp được bao nhiêu.

+ Lộ trình tăng kéo dài

Trong khi xuất phát điểm mức lương tối thiểu vùng đã thấp thì lộ trình điều chỉnh để đạt điểm cân bằng lại kéo dài đến 10 năm. Điều này khiến khoảng cách giữa mức lương và mức sống tối thiểu ngày càng bị nới rộng, tạo nên một cuộc rượt đuổi chưa biết hồi kết.

Trước đó, giai đoạn 2013-2016, lương tối thiểu được điều chỉnh tăng khá nhanh, khoảng 13-15% nhưng sau đó lại giảm mạnh xuống còn 7% ở năm 2017; 6,5% năm 2018; 5,8% năm 2019; 5,5% năm 2020. Đây cũng chính là kỳ điều chỉnh tăng gần nhất và được đánh giá là không được như kỳ vọng “phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu” rồi dừng, không tăng ở 2 năm tiếp đó khiến tình hình ngày càng tệ.

tại sao mức lương tối thiểu của công nhân quá thấp

Lộ trình tăng lương tối thiểu vùng qua các năm, giai đoạn 2013 - 2022

+ Chưa có cơ quan độc lập xác định mức sống tối thiểu

Theo Hội đồng tiền lương quốc gia, một nguyên do sâu xa dẫn đến các cuộc tranh luận giữa đại diện NLĐ và doanh nghiệp chính là chưa có cơ quan độc lập xác định mức sống thấp nhất, từ đó đề xuất mức tăng lương tối thiểu phù hợp, đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu cho NLĐ và khả năng duy trì chi trả của DN.

Chẳng hạn như: chi phí nuôi một đứa trẻ thực tế chiếm 70% mức chi của người lớn nhưng phía VCCI lại cho rằng chỉ chiếm 50%. Hay định lượng dinh dưỡng cho bữa ăn của mỗi lao động cần nạp hàng ngày (theo tính toán của Viện dinh dưỡng quốc gia) là 2.300kcal nhưng phía đại diện DN chỉ chấp nhận mức 2.000kcal…

Ngoài ra, không ít DN chưa thật sự quan tâm đến đời sống NLĐ, chưa cân nhắc để tính toán mức lương trả cho NLĐ, dựa vào lương tối thiểu. Nhiều nơi dù đạt doanh thu tốt, lợi nhuận cao nhưng kế hoạch tăng lương lại chậm, tăng với mức thấp, thậm chí duy trì mức lương tối thiểu nhiều năm liền.

“Rõ ràng, những nước có tổ chức đại diện NLĐ mạnh hay doanh nghiệp có tổ chức công đoàn vững, quyền lợi của NLĐ sẽ được đảm bảo, đặc biệt là mức lương tối thiểu luôn phù hợp với mức sống thấp nhất, được đặt trong khả năng chi trả và duy trì chi trả của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là thường xuyên tổ chức những buổi thảo luận, trao đổi trực tiếp giữa đại diện doanh nghiệp và toàn thể nhân sự công ty để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ, từ đó, điều chỉnh chế độ và quyền lợi phù hợp và kịp thời…” - ý kiến của đại diện Trung tâm nghiên cứu quan hệ lao động.

Quan điểm của Người lao động thế nào?

Nhiều lao động bày tỏ quan điểm và nhận định về mức lương tối thiểu - lương cơ bản thực nhận - lương đủ sống:

- “Lương cơ bản thực sự giờ quá thấp. Với 4 triệu dù bằng đại học là không đủ chi tiêu, ăn ngày 3 bữa chứ chưa nói tới dư giả để làm bất cứ việc gì khác”

- “Lương công nhân thua xa chạy Grab”

- “Tôi thấy lương cơ bản 4 triệu cho sinh viên mới ra trường là bình thường. Không thấp. Với tiền lương như vậy thì bình quân 1 ngày là trên 100.000đ, vừa đủ để sống. Vấn đề chúng ta nên đặt câu hỏi là lương đã đủ cho nhu cầu tối thiểu chưa, chứ không nên bàn về lương thấp hay cao. Thực tế, sinh viên khi ra trường đa số không biết làm cái gì hết, phải có môi trường học hỏi từ 6 tháng trở lên mới bắt đầu biết làm việc. Doanh nghiệp họ tuyển dụng cũng đau đầu vấn đề này lắm nên muốn có lương cao hay hơn nữa thì phải từ từ…”

- “Công nhân lao động trong các KCN ráo mồ hôi là hết tiền, đi làm bao năm chỉ già và yếu đi thôi chứ tài sản cũng không khác gì lúc mới bước vào làm ban đầu, nghĩa là tay trắng.”

- “Theo tôi lương tối thiểu vùng hiện nay khá chính xác rồi. Xin nhấn mạnh đây là mức tối thiểu cho 1 người, nuôi thêm vợ con hay cha mẹ già chắc chắn là không đủ.”

- “Với mức lương tối thiểu hiện nay thì NLĐ chỉ đủ sống tối thiểu cho nhu cầu cơ bản nhất: chỉ đủ 3 bữa ăn mỗi ngày, với những thực phẩm rẻ nhất có thể ăn được.”

- “Vấn đề không nằm ở lương mà là trượt giá quá cao. Lương không tăng mà giá cả cứ tăng từng ngày, từng năm thì không tương xứng. Thêm nữa là chỉ số trượt giá không phản ánh đúng thực tế nên chủ doanh nghiệp họ không thể tăng hoặc khó khăn khi tính chi phí lương mỗi năm sao cho phù hợp”

- “Không phải lương quá thấp mà là giá cả hàng hóa tiêu dùng quá cao”

- …

tại sao mức lương tối thiểu của công nhân quá thấp

Nhiều công nhân đăng ký tăng ca để kiếm thêm, tăng thu nhập chi cho các khoản phí tăng cao

 

Ý kiến, quan điểm của bạn về mức lương tối thiểu của công nhân hiện nay thế nào?

>>>NLĐ muốn thể hiện tâm tư, suy nghĩ và hiện trạng việc làm và thu nhập của bản thân - tham gia ngay khảo sát lao động ngành da giày, dệt may do Vieclamnhamay.vn phối hợp cùng tổ chức Oxfam Việt Nam thực hiện: TẠI ĐÂY!

(Theo VnExpress)

Đời sống công nhân: tiếp tục bài ca "lương tối thiểu vùng"

4.4 (944 đánh giá)
Tại sao mức lương tối thiểu của công nhân quá thấp? Tại sao mức lương tối thiểu của công nhân quá thấp?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Nhiều bác tài nói chung, nhất là xế trẻ mới học luật đôi khi bị nhầm lẫn quy định trên các biển báo giao thông dẫn đến vi phạm luật và phải chịu phạt...

13.05.2024 130

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Các công trình xây dựng quy mô, sau khi hoàn thành luôn cần lập và ký biên bản nghiệm thu tương ứng. Vậy có những loại biên bản nghiệm thu công trình...

10.05.2024 96

Danh sách các trường – trung tâm đào tạo ngành Cơ điện tử

Danh sách các trường – trung tâm đào tạo ngành Cơ điện tử

Bạn mong muốn trở thành kỹ sư cơ điện tử, kỹ sư R&D, chuyên viên tư vấn hay lập trình viên và đang tìm kiếm một môi trường đào tạo phù hợp? Vieclamnha...

09.05.2024 33446

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngành - chọn trường cơ điện tử

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngà...

Trong tiến trình phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, ngành cơ điện tử đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy, cơ điện tử luôn là một ngành học...

08.05.2024 10172