Lương tối thiểu vùng 2022 có tăng không? Tăng thì tăng bao nhiêu?

14.12.2021 3827 hongthuy95

Lương tối thiểu vùng (LTTV) vẫn luôn được công nhân lao động quan tâm hàng năm bởi liên quan đến mức lương thực nhận của họ mỗi tháng. Vậy LTTV 2022 có tăng không? Tăng thì tăng bao nhiêu? Ảnh hưởng gì đến tiền lương của công nhân?... Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu chi tiết nhé!

lương tối thiểu vùng 2022 có tăng không
Bạn nghĩ lương tối thiểu vùng 2022 có tăng không?

Lương tối thiểu vùng 2022 có tăng không?

Mọi năm, thời điểm này đã có thông tin về việc có hay không chuyện thay đổi mức lương tối thiểu vùng của năm tiếp theo. Ấy vậy mà, nay đã là tháng cuối cùng của năm 2021 nhưng vẫn chưa có thông báo cụ thể.

Vậy lương tối thiểu vùng 2022 có tăng không?

Câu trả lời chính xác vẫn chưa biết được. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện tại thì nhiều khả năng, thêm 1 năm nữa tiếp tục giữ nguyên lương tối thiểu vùng, duy trì ở mức bằng với năm 2021.

Lương tối thiểu vùng 2022 cụ thể thế nào?

Như vậy, nếu LTTV 2022 không tăng như dự đoán thì mức lương thấp nhấp NLĐ sẽ được nhận trong năm 2022, theo vùng, cụ thể sẽ là:

+ Đối với NLĐ làm việc ở điều kiện lao động bình thường

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng

Vùng I

4.420.000 đồng/tháng

Vùng II

3.920.000 đồng/tháng

Vùng II

3.430.000 đồng/tháng

Vùng IV

3.070.000 đồng/tháng

+ Đối với NLĐ làm việc ở điều kiện lao động bình thường, đã qua đào tạo

Trường hợp NLĐ làm việc ở điều kiện lao động bình thường, ở vị trí đã qua đào tạo nghề thì mức LTTV cao hơn ít nhất 7% so với LTTV của lao động làm việc ở điều kiện bình thường. Cụ thể:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng

Vùng I

4.729.400 đồng/tháng

Vùng II

4.194.400 đồng/tháng

Vùng II

3.670.100 đồng/tháng

Vùng IV

3.284.900 đồng/tháng

+ Đối với NLĐ làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Trường hợp NLĐ làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức LTTV cao hơn ít nhất 5% so với LTTV của lao động ở điều kiện bình thường. Cụ thể:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng

Vùng I

4.641.000 đồng/tháng

Vùng II

4.116.000 đồng/tháng

Vùng II

3.601.500 đồng/tháng

Vùng IV

3.223.500 đồng/tháng

+ Đối với NLĐ làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đã qua đào tạo

Trường hợp NLĐ làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, ở vị trí đã qua đào tạo nghề thì mức LTTV cao hơn ít nhất 7% so với LTTV của lao động làm việc ở điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Cụ thể:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng

Vùng I

4.965.870 đồng/tháng

Vùng II

4.404.120 đồng/tháng

Vùng II

3.853.605 đồng/tháng

Vùng IV

3.449.145 đồng/tháng

 

[Bảng LTTV 2022 gộp để tiện theo dõi và so sánh]

lương tối thiểu vùng 2022 có tăng không
Tương ứng với từng điều kiện lao động, địa điểm làm việc sẽ có mức LTTV khác nhau

 

Như vậy, nếu đúng như vậy thì đây là năm thứ 3 liên tiếp tiền lương của NLĐ có thể sẽ không tăng. Trước đó, năm 2020 và năm 2021, LTTV cũng được giữ nguyên so với năm 2019 do ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 lên tình hình kinh doanh, sản xuất của tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. Việc không tăng LTTV ở giai đoạn hiện tại được xem là động thái chia sẻ khó khăn của NLĐ với doanh nghiệp, NSDLĐ trước bối cảnh khủng hoảng vì dịch.

lương tối thiểu vùng 2022 có tăng không
Lương tối thiểu vùng 2022 nhiều khả năng sẽ không tăng do dịch

Lương tối thiểu vùng 2022 dùng làm gì?

Có bao giờ bạn thử tìm hiểu xem, LTTV liên quan gì đến mức lương hay thu nhập, quyền lợi của mình khi làm việc có giao kết HĐLĐ với doanh nghiệp, NSDLĐ không? Câu trả lời sẽ là:

+ Là mức lương tháng thấp nhất trả cho NLĐ

Nhiều lao động, nhất là LĐPT hay công nhân không hay để ý mức LTTV mà chỉ biết mức lương mình nhận hàng tháng là bao nhiêu. Nhưng sự thật thì 2 khoản này liên quan mật thiết với nhau, LTTV là căn cứ, cơ sở để doanh nghiệp, NSDLĐ tính toán thỏa thuận mức lương cơ bản khi ký kết HĐLĐ với NLĐ.

Cụ thể, Luật quy định DN, NSDLĐ chi trả lương cơ bản cho NLĐ, làm việc trong điều kiện lao động bình thường hàng tháng không được thấp hơn mức LTTV được quy định của năm đó. Các điều kiện lao động khác sẽ áp dụng mức tăng tối thiểu theo quy định (như trên).

+ Là mức lương tháng thấp nhất đăng ký đóng BHXH bắt buộc

Lương tháng trích đóng BHXH bắt buộc là mức lương cơ bản thỏa thuận trong HĐLĐ, với mức thấp nhất bằng LTTV của năm, tương ứng với từng đối tương NLĐ (như trên) theo quy định. Như vậy, để đảm bảo hưởng đúng quyền lợi, NLĐ cần nắm được mức LTTV của mình ở thời điểm tham gia BHXH, tránh trường hợp hiểu sai và cho rằng công ty đang đóng mức thấp hoặc cao hơn mức quy định và vi phạm luật, rồi có những phản ánh thiếu chính xác ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân. Bởi hiện không ít công ty trả lương cao hơn cho NLĐ nhưng vẫn đăng ký mức lương tháng đóng BHXH bằng mức LTTV, bằng cách tách riêng lương cơ bản rồi cộng thêm các khoản thưởng, trợ cấp liên quan.

+ Là mức lương tháng thấp nhất khi luân chuyển lao động làm công việc khác HĐLĐ

Theo quy định, NLĐ khi luân chuyển sang làm công việc khác so với thỏa thuận theo HĐLĐ thì được trả lương theo công việc mới, mức thấp nhất bằng 85% lương của công việc cũ đồng thời không thấp hơn LTTV theo từng đối tượng tương ứng của năm.

+ Là căn cứ trả lương ngừng việc

Theo quy định, LTTV là cơ sở để DN, NSDLĐ trả lương ngừng việc cho NLĐ, mức chi trả không thấp hơn mức LTTV tương ứng tại thời điểm ngừng việc.

+ Làm cơ sở tính thiệt hại NLĐ cần bồi thường cho DN

Trường hợp NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hay có hành vi gây thiệt hại tài sản của DN, NSDLĐ thì phải bồi thường thiệt hại tương ứng theo quy định. Trong đó, nếu NLĐ do sơ suất gây thiệt hại không nghiêm trọng với giá trị không quá 10 tháng LTTV thì phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng tiền lương, bị khấu trừ vào lương trả hàng tháng.

Bị gì khi DN trả lương cho NLĐ thấp hơn LTTV?

Luật quy định NSDLĐ có trường hợp chi trả lương hàng tháng cho NLĐ thấp hơn mức LTTV theo đối tượng tương ứng của năm thì bị xét phạt hành chính. Cụ thể:

- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng nếu vi phạm từ 1 - 10 lao động

- Phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 - 50 lao động

- Phạt tiền từ 50 - 75 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 lao động trở lên

Trường hợp là tổ chức, DN thì bị nhân đôi mức xử phạt cho từng số lượng lao động bị trả lương thấp hơn LTTV trên đây, tức bị phạt tiền từ 40 - 150 triệu đồng.

lương tối thiểu vùng 2022 có tăng không
LTTV được dùng làm căn cứ chi trả lương và các quyền lợi liên quan cho NLĐ

 

Quá nhiều vấn đề về quyền lợi liên quan đến LTTV mà NLĐ cần quan tâm và nắm rõ để đảm bảo mình đang được hưởng đúng và đủ theo quy định. Trường hợp sai sót cần phản hồi với cấp trên hoặc liên hệ cơ sở công đoàn, lãnh đạo địa phương để được hỗ trợ xử lý.

(Theo Thư viện Pháp luật)

Đời công nhân: Tiếp tục "bài ca" lương tối thiểu vùng

4.9 (979 đánh giá)
Lương tối thiểu vùng 2022 có tăng không? Tăng thì tăng bao nhiêu? Lương tối thiểu vùng 2022 có tăng không? Tăng thì tăng bao nhiêu?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Làm việc thời vụ là gì? Tìm việc làm thời vụ Tết ở đâu?

Làm việc thời vụ là gì? Tìm việc làm thời vụ Tết ở đâu?

Hiện không ít lao động chọn làm việc thời vụ vì nhiều lý do và ích lợi mà công việc đó mang lại. Như thế nào là làm việc thời vụ? Tại sao nhiều người...

21.11.2024 881

Thưởng Tết và 8 vấn đề công nhân - người lao động cần biết

Thưởng Tết và 8 vấn đề công nhân - người lao động cần biết

Cuối năm là thời điểm mong đợi nhất của hầu hết người lao động, nhất là công nhân nhà máy vì sắp được nhận một khoản tiền thưởng Tết - được nghỉ dài n...

21.11.2024 8947

Nôn nao đợi nhận 8 khoản TIỀN công nhân có thể có dịp Tết

Nôn nao đợi nhận 8 khoản TIỀN công nhân có thể có dịp Tết

Không chỉ tiền lương cơ bản, cố định hàng tháng, dịp Tết, nhiều công nhân có mức tổng thu nhập trên dưới chục triệu đồng từ nhiều khoản chi trả liên q...

20.11.2024 636

Quy định về thời gian nghỉ và cách tính lương ngày lễ, Tết cho người lao động

Quy định về thời gian nghỉ và cách tính lương ngày lễ, Tết cho người lao độ...

Đặc thù công việc của một số ngành nghề khiến doanh nghiệp sắp xếp cho người lao động (NLĐ) làm việc ngoài ca làm chính, thậm chí là trong các ngày lễ...

20.11.2024 9986