Lương tối thiểu vùng là gì? 2 điểm mới đáng lưu ý về lương tối thiểu vùng từ năm 2020
19.11.2019 4239 vi.vothanh
MỤC LỤC
Mới đây, chính phủ vừa ban hành nghị định mới về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động. Vậy những thay đổi đó là gì, chúng có tác động như thế nào đến quyền lợi của công nhân? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về điều này.
Lương tối thiểu vùng là gì?
Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp (ngoài nhà nước) và người lao động thỏa thuận khi trả lương. Trong đó, mức lương người làm việc ở điều kiện bình thường phải đảm bảo:
2 điểm đổi mới của lương tối thiểu vùng từ năm 2020
► Lương tối thiểu vùng tăng từ 150.000 - 240.000 đồng/người/tháng
Theo nghị định số 90/2019/NĐ-CP của chính phủ, từ ngày 1/1/2020, lương tối thiểu (LTT) vùng tăng từ 150.000 - 240.000 đồng/người/tháng. Cụ thể:
Đây là một trong những thay đổi giúp người lao động nhận được mức lương phù hợp hơn với nhu cầu chi tiêu trong thời điểm hiện tại.
► Thay đổi địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: Việc điều chỉnh địa bàn áp dụng LTT vùng nhằm tạo sự cân đối về tiền lương của người lao động giữa các địa phương lân cận với nhau. Hiện nay, tại một số nơi, thị trường kinh tế phát triển hơn trước, hình thành các khu công nghiệp, điều kiện sản xuất nâng cao đáng kể, lại giáp với các khu vực có mức lương tối thiểu vùng cao hơn nên cần có sự điều chỉnh. Cụ thể, những địa phương được chuyển vùng như sau:
=> Xem Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2020 Tại đây
Lương tối thiểu vùng tăng tác động đến quyền lợi NLĐ như thế nào?
► Thay đổi tiền lương đóng BHXH
Theo quy định của pháp luật, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương căn cứ ghi trong hợp đồng lao động và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người làm việc ở điều kiện bình thường.
Vì vậy, việc điều chỉnh lần này có ảnh hưởng đến những ai đang đóng BHXH ngang mức lương tối thiểu vùng. Có thể hiểu, từ năm 2020, mức lương tháng thấp nhất căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội phải được điều chỉnh để không thấp hơn mức LTT vùng.
► Tăng mức tiền lương ngừng việc do nguyên nhân khách quan
Cũng trong Bộ luật Lao động 2012 quy định, mức tiền lương ngừng việc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Như vậy, nếu trường hợp phải ngừng việc vì một lý do bất khả kháng nào thuộc các điểm trên đây thì người lao động và doanh nghiệp phải chú ý thỏa thuận lại mức tiền lương ngừng việc cao hơn lương tối thiểu vùng so với quy định đã được ký kết trước đó.
Việc tăng lương tối thiểu vùng là điều mà nhiều lao động phổ thông mong đợi hàng năm, Nghị định này tác động đáng kể đến tổng thu nhập của mỗi người. Vì vậy, công nhân cần quan tâm theo dõi những đổi mới của pháp luật để quyền lợi luôn được đảm bảo.
Xem thêm: Doanh nghiệp chậm trả lương, người lao động cần làm gì?
Vũ Vi