Sống thử - Chuyện muôn thuở của công nhân
10.01.2018 3269 haiyen.tran37
Cuộc sống xa gia đình, xa bạn bè sẽ làm cho nhiều công nhân làm trong các khu công nghiệp cảm thấy chán nản, buồn tủi. Vì vậy, chuyện sống thử trở nên quá quen thuộc với công nhân và đôi khi cũng là cả những bài học cay đắng.
Sống thử chuyện xảy ra quá quen thuộc với công nhân
Cuộc sống quê nhà nghèo khó, nhiều người đã tìm đến các khu công nghiệp để kiếm sống. Vừa mới bước sang tuổi 18, vẫn còn sung sức của tuổi trẻ, Nguyễn Thị Hạnh lựa chọn làm công nhân may ở khu công nghiệp Hài Mỹ, phường Bình Chuẩn, TX. Thuận An, Bình Dương để kiếm sống. Cuộc sống nha nhà, xa người thân bạn bè khiến cho Hạnh cảm thấy cô đơn, buồn tủi. Sau một thời gian làm ở công ty, Hạnh đã quen Hoàng Văn Tuyến. Hai người cảm mến và đem lòng yêu thương nhau. Tình yêu chính là động lực to lớn giúp Hạnh vượt qua được nỗi nhớ nhà, sự cô đơn. Thời gian cứ trôi qua, tình yêu ấy lại lớn dần và không thể rời xa. Ngoài giờ làm, thời gian rảnh họ đều quấn quýt bên nhau. Sau một thời gian đưa đón nhau đi làm, đi chơi thấy bất tiện, họ đã quyết định chuyển về sống chung với nhau trước sự khuyên can của bạn bè.
Tìm hiểu thêm: Nỗi buồn của công nhân điện tử
Không giống với Hạnh, chị Dương Mỹ Dung người phụ nữ đã từng hạnh phúc bên chồng, bên con. Nhưng rồi những bất chắc của cuộc sống cũng đến, chị ly hôn cùng con gái lên phường Tân Phước Khánh, TX Tân Uyên thuê phòng trọ, xin làm công nhân cho công ty gỗ. Cuộc sống mới, công việc mới khiến cho Dung dần quên quá khứ buồn, dành trọn niềm yêu thương cho con. Đến năm 2009, cùng dãy trọ có người đàn ông tên Dũng đến thuê phòng. Cảm thương với số phận, Dũng thường tới lui giúp mẹ con Dung, lâu dần nảy sinh tình cảm. Vượt qua mặc cảm, đẩy lùi quá khứ Dung đến với Dũng bằng tình yêu của một người phụ nữ dang dở. Ban đầu, Dung cũng còn e ngại mọi người trong xóm trọ bàn tán, dị nghị nhưng lâu dần cũng thành quen. Hai người chuyển về sống chung, từ đó cuộc sống của hai người cô đơn ghép lại với đứa con thơ dại luôn rộn rã tiếng cười nói vui vẻ.
Câu chuyện góp gạo thổi cơm chung trở nên muôn thưở và quá quen thuộc với công nhân lao động. Khi công việc vất vả những lúc rảnh rỗi họ có người quan tâm, động viên chia sẻ sẽ làm cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Vấn đề ở đây, là mỗi chúng ta phải làm sao để lựa chọn cho mình một tình yêu, một cuộc sống bền vững.
Bài học cay đắng sau chuyện sống thử
Tưởng rằng, chỉ cần tình yêu sẽ đem lại hạnh phúc, thế nhưng cuộc sống của cả hai người phụ nữ Hạnh và Dung đều không như mong muốn và còn phải nhận những bài học cay đắng.
Khi sống chung được một thời gian, dường như tình yêu của Dung một người phụ nữ đứt quãng giữa đường chưa đủ cảm hóa được người đàn ông tham dục vọng. Càng đau xót thay, khi Dũng đã làm dụng tình dục với chính con gái chị. Giờ đây, tình yêu lại trở thành hận thù. Ngày tòa xét xử, Dung đã xin cho Dũng hưởng mức án thấp nhất bởi một phần lỗi lầm cũng cho chị tạo ra.
Chuyện của Hạnh cũng không kém đau khổ, khi một mình vác bụng đến gặp bác sĩ. Sự ngọt ngào, nhẹ nhàng của Tuyến giờ thay thế bằng ánh mắt lạnh nhạt, thờ ơ. Hạnh quyết định từ bỏ Tuyên, người mà Hạnh tưởng như không thể rời xa. Hạnh lên chuyến xe khách trở về quê hương trong nỗi đau đớn, nỗi hận đến tận xương tận tủy.
Thời gian trôi đi Hạnh, Dung hay bất cứ người con gái nào đang sống thử liệu họ có vượt lên được chính mình để bắt đầu cuộc sống mới hay không?
Ms. Công nhân