Tiếp diễn nạn lừa đảo đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc: Tinh vi và coi thường pháp luật

09.10.2023 1185 hongthuy95

Chuyện bị lợi dụng sự thiếu hiểu biết và nhẹ dạ cả tin của người khác để trục lợi không lạ. Tình trạng lừa đảo đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc những năm gần đây cũng không phải hiếm. Thế nhưng, vẫn không ít người bị gạt dù đã được cảnh báo từ cơ quan chức năng. Hậu quả, tiền mất mà việc làm không thấy đâu.

tiếp diễn nạn lừa đảo đưa nlđ ra nước ngoài làm việc

Chiêu trò không mới nhưng tinh vi hơn

Internet phủ sóng mang đến nhiều lợi ích cho việc cập nhật thông tin nhanh chóng và dễ dàng, cũng đem lại không ít hệ lụy không mong muốn khác. Nổi bật như việc lợi dụng môi trường mạng, tận dụng kỹ năng sử dụng công nghệ để thực hiện hành vi lừa đảo, dụ dỗ người khác để trục lợi. Đơn cử là tình trạng đăng tải thông tin tuyển dụng lao động đi làm việc tại các thị trường ngoài nước trong khi đơn vị, tổ chức đó không được cấp phép để thực hiện chức năng này. Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Rumani, Ba Lan, Australia, NewZealand, CH liên bang Đức, Hy Lạp… là những thị trường xuất khẩu thường được chọn để tạo niềm tin, vì được ưa chuộng.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, các tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp lừa đảo tạo và sử dụng các website na ná website chính thức (được đăng ký và cấp phép) để đăng tải thông tin tuyển dụng, cũng na ná bài đăng gốc. Số khác tạo và sử dụng trang thông tin cá nhân như facebook, zalo để đăng tải hình ảnh đưa tiễn người lao động tại sân bay, hình chụp visa của nước tiếp nhận đã được cấp, cả hình người lao động làm việc tại nước ngoài… tất cả đều “diễn” y như thật.

Người lao động sau khi tìm kiếm được thông tin sẽ đăng ký số điện thoại để được tư vấn. Tư vấn viên phụ trách ngay sau đó sẽ gọi điện và giới thiệu chi tiết đơn hàng, đồng thời cũng giới thiệu qua các doanh nghiệp có ngành nghề liên quan nhưng đa số đều là những đơn vị ảo hoặc không được cấp phép để hoạt động dịch vụ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc.

Chiêu trò lừa đảo còn tinh vi đến mức, khi NLĐ chuyển tiền, các tài khoản nhận này sẽ cung cấp bản chụp chiếu biên nhận cùng bản hợp đồng có đóng mộc đỏ của công ty để “nạn nhận” tin tưởng và nhanh chóng đóng tiếp các khoản phí liên quan khác. Những ai cả tin, nôn nóng xuất khẩu nhanh, lại ở xa hoặc qua giới thiệu nên tin tưởng mà không đến tận nơi đặt trụ sở công ty để xác minh thông tin, trao đổi làm việc và trực tiếp ký hợp đồng - thay vào đó, họ chỉ liên hệ, trao đổi và làm việc chớp nhoáng thông qua các trang mạng xã hội và số điện thoại đã cung cấp.

Kết quả, khi đến ngày hẹn mà không được xuất cảnh, NLĐ mới tá hỏa liên hệ thì mọi tài khoản cùng số điện thoại làm việc trước đó đều sẽ khóa hoặc chặn liên lạc. Lúc này, có trình báo cơ quan chức năng thì cũng khó mà đòi lại tiền.

tiếp diễn nạn lừa đảo đưa nlđ ra nước ngoài làm việc
Nhiều người nuôi mộng "đổi đời" khi tìm kiếm thông tin đơn hàng xuất khẩu

Làm thế nào để biết “trung gian môi giới xuất khẩu” uy tín hay không?

Mới đây, Cục Quản lý lao động ngoài nước một lần nữa lên thông báo tình trạng lừa đảo đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc đang có dấu hiệu tiếp diễn và gia tăng đáng kể; đồng thời khuyến cáo NLĐ đang có nhu cầu xuất khẩu cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không tin và dễ dàng bị dụ dỗ bởi những thông tin mời chào, hứa hẹn về việc làm trên các website, mạng xã hội… cũng tuyệt đối không liên hệ và trao đổi thông tin, không giao dịch với các cá nhân, doanh nghiệp không được cấp phép để thực hiện chức năng hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Thay vào đó, NLĐ có nhu cầu cần liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp có giấy phép hoạt động chính thức để tìm hiểu thông tin liên quan, được tư vấn và hỗ trợ hồ sơ chi tiết, đúng luật.

Nhưng làm thế nào để biết doanh nghiệp “môi giới” đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc uy tín hay không?

Chỉ mất 1 phút, biết ngay Top công ty XKLĐ uy tín nhất năm bằng cách tra cứu danh sách doanh nghiệp XKLĐ hoặc danh sách doanh nghiệp bị đình chỉ tại Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước.

Tỉnh táo để đánh giá thông tin và cẩn thận mỗi khi thực hiện bất cứ giao dịch bằng tiền nào có liên quan nếu không muốn “tiền mất tật mang” nhé!

(theo Dân trí)

4.6 (856 đánh giá)
Tiếp diễn nạn lừa đảo đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc: Tinh vi và coi thường pháp luật Tiếp diễn nạn lừa đảo đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc: Tinh vi và coi thường pháp luật

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thưởng nóng, đẩy cao đãi ngộ hút công nhân mùa cao điểm

Thưởng nóng, đẩy cao đãi ngộ hút công nhân mùa cao điểm

Thưởng nóng 7 triệu đồng cho lao động mới, nâng tổng thu nhập của công nhân lên đến 14-15 triệu đồng là chính sách hiện được Foxconn Bắc Giang áp dụng...

21.02.2025 24

Kế toán trưởng là gì? Bản mô tả công việc kế toán trưởng trong doanh nghiệp

Kế toán trưởng là gì? Bản mô tả công việc kế toán trưởng trong doanh nghiệp

Kế toán trưởng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tổ chức kế toán của một doanh nghiệp. Vậy bạn có thể giải thích cụ thể Kế toán trưởng là g...

06.02.2025 5343

7 Nguyên tắc cần lưu ý khi làm Phiên dịch viên tiếng Nhật

7 Nguyên tắc cần lưu ý khi làm Phiên dịch viên tiếng Nhật

Nhật Bản là đất nước coi trọng lễ nghi và phép tắc trong mọi trường hợp, mọi tình huống; cả trong giao tiếp lẫn công việc. Bạn là phiên dịch viên tiến...

03.02.2025 1747

Thu nhập thấp, công nhân có nên về quê ăn Tết?

Thu nhập thấp, công nhân có nên về quê ăn Tết?

“Thu nhập thấp, năm nào vợ chồng tôi cũng phải bấm bụng dành tiền về quê ăn Tết. Dần dần, Tết trở thành nỗi ám ảnh trong tôi”... Làm lụng vất vả cả...

08.12.2024 2844