3 Tiêu chuẩn vàng sinh viên ngoại ngữ cần đạt được khi học nghề phiên dịch
29.11.2018 1588 hongthuy95
Bạn dự định học ngành ngôn ngữ hay đã là sinh viên trong ngành? Bạn muốn trở thành phiên dịch viên và muốn tìm việc phiên dịch ngay sau khi tốt nghiệp? Muốn xin việc thành công, ứng viên phải đáp ứng được tối thiểu 3 tiêu chuẩn vàng để hành nghề. Đó là những tiêu chuẩn nào? Cùng Vieclamnhamay.vn đi tìm lời giải đáp

Sinh viên ngoại ngữ cần trang bị tiêu chuẩn gì khi học nghề phiên dịch?
- Nghe nhạy bén
Nếu bạn giỏi ngoại ngữ nhưng khi nghe người nước ngoài nói chuyện, bạn không nghe rõ hoặc thậm chí không nghe được họ đang nói gì thì bạn sẽ không thể nào hiểu để dịch cho chính xác. Do đó, tiêu chuẩn vàng đầu tiên và quan trọng nhất chính là luyện cho khả năng nghe của bạn thật tốt để có thể nghe thật nhanh, nghe đủ và chính xác.
- Phát âm chuẩn
Trường hợp bạn nghe giỏi và dịch được nhưng lại gặp vấn đề ở khả năng phát âm, tức những âm tiết mà bạn dịch ra khiến người nghe không thể hiểu được những gì bạn đang nói thì quả là một điều tai hại. Việc phát âm sai cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nghe của bạn, rất dễ khiến bạn nghe sai hoặc không hiểu nghĩa của cùng một từ nhưng được đọc phát âm khác nhau. Do đó, là một phiên dịch viên tương lai, bạn cần luyện tập sao cho khả năng phát âm của mình phải thật chuẩn để tất cả mọi người có thể nghe rõ ràng và hiểu chính xác những gì bạn dịch ra.
- Phản xạ linh hoạt
Không một khách hàng nào hài lòng khi mà họ đã nói xong từ lâu nhưng mãi vẫn chưa nghe thấy câu dịch của bạn để họ có thể nói tiếp những câu tiếp theo. Đành rằng có thể bạn gặp phải từ khó, từ lạ hay do cách phát âm của diễn giả chưa chính xác… nhưng là một phiên dịch viên chuyên nghiệp, bạn phải trang bị cho mình khả năng phản xạ và xử lý tình huống linh hoạt, dịch nhanh và gần như ngay lập tức mọi câu nói từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích.

Kinh nghiệm tìm việc phiên dịch sau tốt nghiệp
Cũng như tất cả những ngành nghề khác, nghề phiên dịch cũng luôn ưu tiên tuyển dụng những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc (phiên dịch) thực tế. Vậy sinh viên mới ra trường làm sao để xin được việc?
Bắt đầu tìm kiếm và làm quen với môi trường công việc thực tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường bằng việc xin làm cộng tác viên cho các công ty dịch thuật - tham gia phiên dịch tại các buổi dịch cuộc họp của công ty hay dịch hội nghị, hội thảo nhỏ để làm quen với công việc - học hỏi và tích lũy kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm phiên dịch từ những anh chị phiên dịch viên đi trước - trau dồi vốn từ và khả năng sử dụng từ vựng, ghép câu hay xử lý tình huống linh hoạt… như thế là bạn đã có kinh nghiệm phiên dịch để điền vào CV xin việc dù mới tốt nghiệp.
Tham gia vào các câu lạc bộ ngoại ngữ của trường cũng là cách hay để bạn học hỏi, rèn luyện và trau dồi khả năng ngôn ngữ cho bản thân rất tốt; đây cũng là điểm cộng mà nhà tuyển dụng khá quan tâm khi đọc hồ sơ xin việc của ứng viên là sinh viên vừa ra trường.
Ngoài ra, đừng quên thể hiện nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần cầu tiến, ham học hỏi cũng như chịu được áp lực, có trách nhiệm với công việc… Nhà tuyển dụng sẽ luôn cân nhắc tuyển dụng những ứng viên trẻ có tiềm năng và sẵn sàng cống hiến cho sự phát triển chung của công ty.

(Tham khảo thêm chi tiết kinh nghiệm tìm việc phiên dịch: Tại đây!)
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Vieclamnhamay.vn sẽ hữu ích cho những ai đang theo học nghề phiên dịch, ứng viên đang tìm việc hay những ai quan tâm đến ngành nghề Hot nhất nhì hiện nay. Không ngừng luyện tập để hoàn thiện bản thân; kiên trì và nhẫn nại tìm kiếm cơ hội và cố gắng, nỗ lực hết mình để đạt được thành công là những gì một sinh viên ngành ngôn ngữ phải làm nếu muốn trở thành phiên dịch viên thực thụ.
Ms. Công nhân