Kế toán trưởng là vị trí công việc đứng đầu bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành công tác kế toán – tài chính của doanh nghiệp. Vậy công việc cụ thể của Kế toán trưởng gồm những gì? Hãy cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu qua bản mô tả chi tiết sau đây.

Công việc cụ thể của Kế toán trưởng gồm những gì?
► Bản mô tả công việc Kế toán trưởng
Nhiệm vụ chính
|
Công việc cụ thể
|
Tổ chức bộ máy kế toán – tài chính
|
-
Phối hợp với ban lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức bộ máy kế toán – tài chính, đảm bảo tiêu chí khoa học, hiệu quả - phân công nhiệm vụ, công việc rõ ràng cho từng nhân viên của bộ phận.
-
Phối hợp xây dựng, tổ chức, chuẩn hóa hệ thống các quy trình, quy định, quy chế, biểu mẫu… liên quan đến hoạt động kế toán – tài chính của doanh nghiệp.
-
Tổ chức cải tiến, hoàn thiện chế độ hoạch toán kế toán theo những quy định mới nhất của Luật kế toán.
|
Điều phối công tác kế toán
|
-
Hướng dẫn, kiểm tra việc lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu, các báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo tháng – quý – năm của kế toán viên.
-
Xử lý các báo cáo do kế toán tổng hợp - kế toán viên lập với nội dung về các vấn đề nghiệp vụ, quản lý thu – chi của doanh nghiệp.
-
Kiểm tra, phê duyệt báo cáo thuế trước khi gửi nộp cho cơ quan thuế.
-
Kiểm tra, phê duyệt báo cáo xử lý chênh lệch hàng tồn kho từ kế toán kho.
-
Kiểm tra, phê duyệt bảng tính lương do kế toán tiền lương hoặc kế toán tổng hợp lập.
-
Kiêm tra, phê duyệt các khoản thanh toán do các bộ phận khác của doanh nghiệp đề nghị.
-
Kiểm tra, ký các báo cáo khác của kế toán viên và chứng từ, sổ sách kế toán liên quan.
-
Chịu trách nhiệm kiểm soát giao dịch với đối tác là Ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng…; các cơ quan nhà nước liên quan: chi cục Thuế, Sở kế hoạch – đầu tư, cơ quan hải quan, kho bạc nhà nước…
-
Trực tiếp báo cáo lên ban lãnh đạo doanh nghiệp việc thực hiện các công tác kế toán trong tháng, quý, năm; báo cáo tài chính định kỳ.
-
Bao quát hoạt động của bộ phận để đảm bảo công tác kiểm toán định kỳ, đột xuất không có sai sót, sai phạm nào được phát hiện.
|
Quản lý công tác tài chính
|
-
Phối hợp xây dựng kế hoạch tài chính của doanh nghiệp theo định kỳ, tổ chức việc thực hiện – kiểm soát tình hình và đánh giá kết quả triển khai.
-
Trực tiếp tổ chức và giám sát quá trình lập ngân quỹ vốn của doanh nghiệp.
-
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp, đưa ra những đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý – sử dụng vốn.
-
Triển khai thực hiện việc nghiên cứu, phân tích để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo định kỳ.
-
Theo dõi các khoản chi phí của doanh nghiệp, đưa ra các đề xuất tăng – giảm chi phí hiệu quả.
-
Đảm bảo bảo mật tuyệt đối các thông tin tài chính quan trọng của doanh nghiệp.
|
Các công việc khác
|
-
Tổ chức lưu trữ, bảo quản cẩn thận các loại hồ sơ, sổ sách, chứng từ liên quan đến hoạt động tài chính – kế toán của doanh nghiệp. (Sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ theo dõi hợp đồng, hồ sơ kê khai thuế VAT, sổ theo dõi doanh thu, công nợ…).
-
Trực tiếp, phân công thực hiện việc hướng dẫn nghiệp vụ kế toán, kỹ năng cho kế toán viên, nhân viên mới của bộ phận.
-
Định kỳ thực hiện việc đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên bộ phận, đề xuất tăng lương – khen thưởng với những nhân viên của bộ phận làm việc tốt.
-
Chủ trì tổ chức các cuộc họp định kỳ, đột xuất của bộ phận để triển khai, đánh giá công việc hay xử lý những vấn đề bất ngờ.
-
Tham gia đầy đủ các cuộc họp liên quan với Ban lãnh đạo doanh nghiệp.
-
Thực hiện các công việc khác theo điều phối của cấp trên.
|
Ms. Công nhân