Tổ trưởng bảo trì là vị trí quản lý của hệ thống tổ chức bảo trì - đảm bảo quản lý một cách hiệu quả công tác bảo trì các thiết bị phục vụ sản xuất trong nhà máy. Vậy mô tả công việc Tổ trưởng bảo trì là gì? Mức lương vị trí này ra sao? Cùng Tuyencongnhan.vn tìm hiểu nhé!
►Tại sao nên có Tổ trưởng Bảo trì trong nhà máy?
Bất kỳ một tổ chức, cơ quan hay thậm chí đội, nhóm nào muốn hoạt động nhất quán và có hiệu quả đều cần một người lãnh đạo có tầm và có tâm, người có thể quản lý, điều hành, giám sát và hướng dẫn công việc cho các thành viên trong bộ phận. Bộ phận kỹ thuật - bảo trì cũng không ngoại lệ; Trưởng bộ phận/ Tổ trưởng Bảo trì sẽ chịu trách nhiệm quản lý và phân công công việc cho các kỹ thuật viên bảo trì giúp nhà máy:
Về kinh tế: giảm chi phí khi bị hư hỏng, gồm chi phí bảo trì trực tiếp và gián tiếp
Về kỹ thuật: tăng khả năng sẵn sàng và thời gian hoạt động (tuổi thọ vận hành) của thiết bị
Về con người: cải thiện điều kiện làm việc, an toàn lao động
Về công việc: xác định, phân chia công việc cụ thể cho từng thành viên trong tổ
►Bản mô tả công việc Tổ trưởng bảo trì
Nhiệm vụ chính
Công việc cụ thể
Quản lý công việc sửa chữa - bảo trì các máy móc, thiết bị trong nhà máy
Nhận kế hoạch công việc hàng tháng/ tuần/ ngày của bộ phận và triển khai - phân công công việc cho các kỹ thuật viên thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao
Định kỳ lập kế hoạch và theo dõi bảo trì, bảo dưỡng cho từng máy móc, thiết bị trong nhà máy
Nhận thông tin hư hỏng thiết bị từ các bộ phận – phân công kỹ thuật viên đảm nhận việc kiểm tra, sửa chữa nhanh chóng, đảm bảo tiến độ công việc chung cho toàn nhà máy – giám sát chặt chẽ quá trình bảo trì thiết bị
Trực tiếp tham gia khắc phục sự cố tổn tại về thiết bị nếu cần
Hàng ngày phân công nhân viên thực hiện kiểm tra chất lượng hoạt động của thiết bị - ghi nhận những trường hợp có khả năng hoặc đã bị hư hỏng cần sửa chữa, ghi chép vào sổ nhật ký bảo trì làm cơ sở phân công công việc cho nhân viên
Thiết lập, quản lý hồ sơ của tất cả các máy móc, thiết bị của nhà máy
Nghiên cứu, đưa ra các giải pháp xử lý sự cố, bảo dưỡng nâng cao tuổi thọ vận hành của hệ thống máy móc, thiết bị trong nhà máy, đảm bảo điều kiện làm việc, an toàn lao động cho nhân viên…
Quản lý nhân lực trong bộ phận Bảo trì
Tổ chức và chủ trì các cuộc họp giao ban hàng tuần của bộ phận – triển khai công việc, lịch làm việc, bàn giao ca cho từng đội nhóm/ nhân viên liên quan
Quản lý và phân công công việc, giám sát các thành viên trong tổ bảo trì thực hiện các công việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, đảm bảo đúng quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành tốt, hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch đề ra
Tham gia tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới cho bộ phận
Đào tạo kèm cặp nhân viên cũ và mới các kỹ năng bảo trì, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, 5S, ISO-HACCP và các yêu cầu đặc thù trong công việc, nội quy của nhà máy
Tham gia lập chương trình, soạn thảo tài liệu và trực tiếp đào tạo nâng cao chuyên môn cho nhân viên bảo trì
Đánh giá hiệu quả công việc của từng ca trực, từng nhân viên định kỳ hàng ngày/ tuần/ tháng/ quý/ năm
Đề xuất với cấp trên khen thưởng, kỷ luật nhân viên trong tổ, đảm bảo công bằng, khách quan, đúng người đúng công/ tội
Tiếp nhận, xem xét và xử lý các sai phạm, mâu thuẫn của các thành viên trong tổ
Tạo môi trường làm việc hòa đồng, thân thiện trong tổ - quan tâm đến nguyện vọng của nhân viên không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày
Quản lý, bảo quản thiết bị, dụng cụ của tổ bảo trì
Kiểm tra và lập kế hoạch ngân sách, lên danh sách mua mới các máy móc thiết bị, dụng cụ, vật tư phục vụ bảo dưỡng của bộ phận – trình cấp trên phê duyệt
Theo dõi việc đặt mua và nhập hàng các máy móc thiết bị, dụng cụ, vật tư dự phòng theo danh sách được phê duyệt, đảm bảo đúng số lượng và chất lượng
Phân công nhân viên chịu trách nhiệm bảo quản, làm vệ sinh các thiết bị, dụng cụ được giao
Định kỳ trực tiếp hoặc phân công nhân viên kiểm kê, kiểm tra số lượng, chất lượng máy móc thiết bị, dụng cụ, vật tư – ghi chép đầy đủ và chính xác – lưu hồ sơ bảo trì – giải trình với cấp trên khi được yêu cầu
Công việc khác
Theo dõi và xử lý, báo cáo lên cấp trên những sự cố xảy ra trong quá trình bảo trì thiết bị
Quản lý hồ sơ máy, nhật ký bảo trì
Kết hợp với bộ phận sản xuất và các bộ phận liên quan khắc phục sự cố nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo thời gian sản xuất chung cho toàn nhà máy
Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu
►Mức lương Tổ trưởng bảo trì trong nhà máy
Theo ghi nhận của Tuyencongnhan.vn, mức lương Tổ trưởng bảo trì làm việc trong nhà máy hiện dao động từ 6-12 triệu đồng/ tháng tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, khu vực làm việc, yêu cầu công việc, trình độ và kinh nghiệm của ứng viên… Để tìm việc Tổ trưởng bảo trì thành công, ứng viên phải giỏi chuyên môn – hiểu biết thành thạo lập trình, phần mềm điều khiển liên quan – có khả năng quản lý, sắp xếp công việc – cẩn thận, cầu tiến, có trách nhiệm và chịu được áp lực công việc…
Ms. Công nhân
4.2 (742 đánh giá)
Bản mô tả công việc Tổ trưởng Bảo trì trong nhà máyhongthuy952019-04-11
Lương thưởng là 1 trong những mối quan tâm hàng đầu của mọi NLĐ khi tìm việc và làm việc, gắn bó lâu dài với DN. Theo thời gian, NLĐ sẽ được tăng lươn...
Hầu hết các phân xưởng, xí nghiệp quy mô đều phục vụ cơm ca cho người lao động. Mỗi công nhân sẽ có suất ăn công nghiệp riêng. Vậy suất ăn công nghiệp...
Lương và chế độ là yếu tố then chốt thu hút và giữ chân lao động ở lại làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Đặc biệt với công nhân, LĐPT vốn r...
Là một trong những vị trí không thể thiếu trong các công ty, nhà máy sản xuất hàng may mặc hay giày da, nhân viên theo dõi và phát triển mẫu luôn được...