Bỏ túi 6 điều ít ai biết về nghề quản đốc sản xuất nhà máy
22.09.2022 10854 bientap
Nhu cầu tuyển dụng Quản đốc sản xuất tại các doanh nghiệp hiện nay rất lớn. Thế nhưng nguồn cung vẫn không đủ cầu. Để trở thành người quản đốc chuyên nghiệp, nhân viên phải có một thời gian làm việc lâu dài để am hiểu tính chất công việc. Do đó, nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng thường yêu cầu độ tuổi của quản đốc từ 27 tuổi trở lên. Để hiểu rõ hơn về nghề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết của Vieclamnhamay.vn nhé.
Quản đốc sản xuất là gì?
Trong các nhà máy, xí nghiệp, quản đốc sản xuất là người vừa nắm vững kiến thức về mặt chuyên môn vừa có khả năng điều hành tổng thể. Khi bắt đầu nhận đơn hàng sản xuất, họ sẽ phải triển khai tổ chức phân công công việc, đôn đốc, hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu công việc.
Đồng thời, quản lý toàn bộ máy móc, thiết bị vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm, kho bãi, hàng hóa thuộc doanh nghiệp phụ trách. Ngoài ra, quản đốc sản xuất còn phải biết dự trù những sự cố đột xuất để có biện pháp xử lý kịp thời.
Các công việc quản đốc sản xuất trong nhà máy, xí nghiệp gồm những gì?
Một số công việc quản đốc sản xuất cần làm trong nhà máy, xí nghiệp phải kể đến như sau:
- Tổ chức phân xưởng
-
Tiếp quản mô hình quản lý, sản xuất và cơ cấu tổ chức, cập nhập và cải tiến.
-
Thiết lập cơ chế vận hành trong sản xuất
-
Thiết lập hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất và hệ thống báo cáo
-
Trực tiếp nhận nhiệm vụ từ cấp trên và phân công cho các bộ phận, nhân viên.
- Chiến lược và kế hoạch sản xuất
-
Thiết lập chiến lược và kế hoạch sản xuất trong tổng thể kế hoạch các hoạt động của công ty trong ngày, tuần, tháng, năm bao gồm: Các khâu sản xuất thế nào, thời gian cụ thể ra sao, nguồn lực và khoản chi phí.
-
Hoạch định chiến lược và kế hoạch sản xuất
-
Phát triển kế hoạch sản xuất linh hoạt
-
Thực thi, kiểm soát và đánh giá các kế hoạch đã đưa ra.
-
Lên kế hoạch, theo dõi, kiểm tra và bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy móc, công cụ sản xuất định kỳ.
- Quản lý sản xuất và kiểm soát chi phí
-
Xây dựng và kiểm soát quy trình trên phân xưởng sản xuất
-
Kiểm soát chi phí và giảm lãng phí trong sản xuất
-
Sử dụng các các công cụ hỗ trợ trong việc tối ưu giá thành sản xuất
-
Quản lý, kiểm tra nguyên vật liệu trang thiết bị máy móc đầy đủ, đạt tiêu chuẩn và chỉ tiêu đề ra.
-
Thường xuyên kiểm tra máy móc định kỳ, bảo dưỡng thường xuyên, tránh tình trạng hư hỏng, cháy nổ.
-
Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra hoạt động của mỗi khâu sản xuất.
Tìm hiểu thêm: Bản mô tả công việc quản đốc sản xuất
- Quản lý chất lượng
-
Nắm vững các nguyên tắc quản lý chất lượng và quan điểm hiện đại
-
Hiểu rõ các hệ thống quản lý chất lượng ứng đối với các loại hình sản xuất
-
Thiết lập, vận hành hệ thống quản lý chất lượng toàn diện
- Quản lý hậu cần sản xuất
-
Tư duy và phương pháp hiện đại về hậu cần sản xuất
-
Thực hiện công tác quản trị nhà cung cấp và các nghiệp vụ liên quan đến cung ứng, vận chuyển, nguyên vật liệu,…
-
Có kinh nghiệm trong công tác quản trị kho bãi và các nghiệp vụ liên quan đến dự báo nhu cầu, quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng và hệ thống thông tin.
- Quản lý đội ngũ
-
Kỹ năng quản lý và lãnh đạo đội ngũ để hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thực hiện công việc đạt hiệu suất cao nhất
- Đánh giá nhân sự trong sản xuất
-
Đánh giá thái độ, năng lực và thành tích trong sản xuất, lấy đó làm cơ sở thưởng - phạt khích lệ, động viên tinh thần làm việc của nhân viên
Mức lương cho vị trí Quản đốc sản xuất
Khối lượng công việc dành cho quản đốc sản xuất rất nhiều nên mức lương cho vị trí quản đốc khá hấp dẫn, từ 15 – 20 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, nhân lực cho vị trí này ở nước ta vẫn không cung cấp đủ nhu cầu cho các doanh nghiệp. Do đó, những công nhân nào muốn thăng tiến trong công việc và có một mức lương cao hơn, hãy dành thời gian tìm hiểu, nâng cao kiến thức chuyên ngành để trở thành quản đốc sản xuất trong tương lai.
Xem thêm: Làm sao để trở thành quản đốc sản xuất?
Những quyền lợi quản đốc sản xuất có được là gì?
Một số quyền lợi quản đốc sẽ nhận được những quyền hạn phải kể đến như sau:
- Bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm từ Tổ Trưởng, Nhóm Trưởng bộ phận mình trở xuống do mình quản lý.
- Phê duyệt đề xuất tăng/ giảm bậc lương công nhân.
- Phân công, giám sát, điều chuyển công việc cho tất cả nhân công trong xưởng.
- Phê chuẩn cho tổ trưởng, tổ phó được nghỉ từ việc 1 ngày trở xuống, công nhân được nghỉ 3 ngày trở xuống.
- Sắp xếp, điều phối, làm mới các loại máy móc, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu chất lượng, sản xuất.
Những kỹ năng cần có của một quản đốc sản xuất
Một số kỹ năng quản đốc sản xuất cần sở hữu phải kể đến như sau:
- Kỹ năng quản lý công việc, con người hiệu quả: Cùng một lúc giải quyết nhiều việc nhưng vẫn đảm bảo khả năng sắp xếp, phân chia công việc, nguồn lực hiệu quả.
- Khả năng tận dụng tối đa, hiệu quả nguồn lực, phát huy tối đa điểm mạnh của nhân viên, nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
- Kỹ năng linh hoạt, bình tĩnh xử lý mọi vấn đề, sẵn sàng đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề khó khăn như thiếu nhân lực, mất điện,...
- Không ngừng học hỏi, trau dồi cải thiện nâng cao kỹ năng bản thân tốt hơn.
Quản đốc xưởng là gì? 5 kỹ năng cần có của một quản đốc xưởng
Cơ hội việc làm của quản đốc sản xuất
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng hàng loạt khu công nghiệp xuất hiện trên các tỉnh thành cả nước ngày càng nhiều mở ra hàng trăm cơ hội việc làm cho quản đốc sản xuất, trưởng ca, chuyền ca,... Tuy nhiên, vị trí quản đốc yêu cầu trình độ, kinh nghiệm cao hơn, đòi hỏi ứng viên phải trau dồi, nâng cấp kiến thức bản thân tốt hơn.
Đặc biệt, ngay tại trang Vieclamnhamay.vn có nhiều nơi đang tuyển dụng vị trí quản đốc sản xuất. Bạn có thể tìm kiếm: Tại đây.
Trên đây là những thông tin liên quan đến quản đốc sản xuất. Hy vọng rằng bài viết này cung cấp các kiến thức tổng quan cho bạn hiểu rõ hơn và dễ dàng lựa chọn công việc phù hợp với bản thân.
Ms. Công nhân