7 Bộ Phận Không Thể Thiếu Trong Một Nhà Máy

07.02.2018 30438 hongthuy95

Tùy thuộc vào quy mô và loại sản phẩm sản xuất mà quy định các bộ phận hoạt động tương ứng trong một nhà máy. Tuy nhiên, một nhà máy sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế thì không thể thiếu các bộ phận dưới đây:

Hành chính – nhân sự

7 bộ phận không thể thiếu trong nhà máy
Hành chính - Nhân sự
  • Tham mưu cho lãnh đạo các vấn đề liên quan đến nhân sự, công văn, hợp đồng và các quy chế áp dụng liên quan
  • Chịu trách nhiệm lên kế hoạch tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực
  • Lưu trữ hồ sơ, văn bản, giấy tờ hành chính quan trọng
  • Thực hiện soạn thảo các văn bản, tài liệu hành chính lưu hành nội bộ, văn bản gửi cho khách hàng khi được yêu cầu
  • Đón tiếp khách và đối tác của doanh nghiệp
  • Thường xuyên theo dõi, quản lý và kiểm tra các vấn đề về tài sản cố định, bảo trì bảo dưỡng tài sản, trật tự an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh lao động,… của doanh nghiệp

Tài chính – kế toán

7 bộ phận không thể thiếu trong nhà máy
Tài chính - kế toán
  • Tham mưu cho lãnh đạo trong việc xây dựng hệ thống kế toán, nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp.
  • Thường xuyên cập nhật các luật thuế, chính sách thuế mới ban hành phục vụ cho công việc
  • Chịu trách nhiệm quản lý các chi phí đầu vào, đầu ra
  • Nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp, kịp thời tham mưu cho ban lãnh đạo ra quyết định liên quan; định kỳ báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp cho lãnh đạo khi có yêu cầu
  • Giải quyết các chế độ tiền lương, thưởng, thanh toán hợp đồng và các chế độ khác theo quy định của doanh nghiệp
  • Quản lý doanh thu, số lượng hàng hóa, tài sản cố định, công nợ, hàng tồn kho,…

Sản xuất - công nghệ - R&D 

7 bộ phận không thể thiếu trong nhà máy
Sản xuất - Công nghệ - R&D
  • Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các sản phẩm mới
  • Nghiên cứu biện pháp gia tăng tính năng, chất lượng các sản phẩm hiện có
  • Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các dự án kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
  • Định mức kỹ thuật, lập các quy trình bào chế, lập tiêu chuẩn
  • Thực hiện chuyển giao tiến trình, quy trình chuẩn cho các bộ phận khác có liên quan
  • Chịu trách nhiệm xử lý các sự cố trong sản xuất; thực hiện cảnh báo, đưa ra các biện pháp phòng tránh các nguy cơ,…

Tìm hiểu thêm: Kỹ sư R&D là gì? Cơ hội việc làm và mức lương kỹ sư R&D hiện nay​

Quản lý chất lượng - QA/QC 

7 bộ phận không thể thiếu trong nhà máy
QA/ QC
  • Chịu trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm theo yêu cầu
  • Lập các báo cáo về sự không phù hợp/ phù hợp của sản phẩm trong quá trình kiểm tra
  • Lập các báo cáo khắc phục và phòng ngừa trong quá trình sản xuất, kiểm tra
  • Lưu hồ sơ các hạng mục đã kiểm tra
  • Tham gia vào các hoạt động cải tiến sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm
  • Tham gia đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng định kỳ của doanh nghiệp
  • Thực hiện việc huấn luyện cho các bộ phận liên quan về việc áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn và quy trình chuẩn

Kỹ thuật - bảo trì 

7 bộ phận không thể thiếu trong nhà máy
Kỹ thuật - Bảo trì
  • Chịu trách nhiệm bảo trì hệ thống máy móc, thiết bị hiện có trong nhà máy phục vụ hoạt động sản xuất
  • Chịu trách nhiệm quản lý công cụ dụng cụ của bộ phận, quản lý những công việc liên quan đến bảo trì và sữa chữa máy móc thiết bị hiện có của nhà xưởng; đồng thời quản lý những công việc liên quan đến việc tiếp nhận máy móc thiết bị mới, công nghệ mới được công ty trang bị nhằm mục đích phục vụ sản xuất
  • Thường xuyên theo dõi, kiểm tra chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị nhằm duy trì và cải tiến chất lượng sản xuất chung
  • Đề xuất với cấp trên các giải pháp nâng cao năng suất, đầu tư công nghệ mới, đề xuất phát triển kỹ thuật và cải tiến công nghệ
  • Đảm bảo khu vực làm việc luôn được vệ sinh và an toàn lao động
  • Chịu trách nhiệm phổ biến đến các nhân viên khác các nội quy, quy định về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy,…

Mua hàng (cung ứng) – xuất nhập khẩu

7 bộ phận không thể thiếu trong nhà máy
Mua hàng - Xuất nhập khẩu
  • Cung ứng và điều phối vật tư, nguyên liệu đầu vào và đầu ra nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả năng suất các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp.
  • Thực hiện điều phối kế hoạch sản xuất của nhà máy phù hợp với nhu cầu thị trường từ phòng kinh doanh
  • Đảm nhận các công việc bán hàng, xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp ra thị trường tiêu thụ
  • Là cầu nối trong việc tạo ra và giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp, các đối tác trong và ngoài nước

Kế hoạch - kinh doanh

  • Tham mưu cho lãnh đạo về các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
  • Định kỳ hàng tháng/ quý/ năm xây dựng các kế hoạch và chiến lược kinh doanh trình ban lãnh đạo xét duyệt
  • Giám sát, kiểm tra chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm của các bộ phận khác trong phạm vi quyền hạn
  • Theo dõi, nghiên cứu và lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Thường xuyên nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh; báo cáo tình hình chiến lược, phương án thay thế và các cách hợp tác với khách hàng cho lãnh đạo.
  • Xây dựng chiến lược PR, marketing thương hiệu, các sản phẩm dựa trên từng giai đoạn phát triển và đối tượng khách hàng mục tiêu

Trên đây là những bộ phận thường thấy nhất trong bộ máy tổ chức của một nhà máy. Tùy theo quy mô và loại sản phẩm sản xuất mà doanh nghiệp có thể phát triển thêm, chia nhỏ hoặc gộp chung các bộ phận trên, đảm bảo bộ máy hoạt động tinh gọn, tránh rườm rà và hao tốn nhân sự, nguồn lực, tạo nên sự tương thích với nhu cầu sử dụng nhân lực, khả năng đáp ứng công việc và hiệu quả hoạt động sản xuất của nhà máy.

Xem thêm: 6 kinh nghiệm quản lý công nhân quản lý nhà máy, xí nghiệp cần biết

Ms. Công nhân

Ảnh nguồn Internet

4.7 (747 đánh giá)
7 Bộ Phận Không Thể Thiếu Trong Một Nhà Máy 7 Bộ Phận Không Thể Thiếu Trong Một Nhà Máy

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Làm việc thời vụ là gì? Tìm việc làm thời vụ Tết ở đâu?

Làm việc thời vụ là gì? Tìm việc làm thời vụ Tết ở đâu?

Hiện không ít lao động chọn làm việc thời vụ vì nhiều lý do và ích lợi mà công việc đó mang lại. Như thế nào là làm việc thời vụ? Tại sao nhiều người...

21.11.2024 866

Thưởng Tết và 8 vấn đề công nhân - người lao động cần biết

Thưởng Tết và 8 vấn đề công nhân - người lao động cần biết

Cuối năm là thời điểm mong đợi nhất của hầu hết người lao động, nhất là công nhân nhà máy vì sắp được nhận một khoản tiền thưởng Tết - được nghỉ dài n...

21.11.2024 8944

Nôn nao đợi nhận 8 khoản TIỀN công nhân có thể có dịp Tết

Nôn nao đợi nhận 8 khoản TIỀN công nhân có thể có dịp Tết

Không chỉ tiền lương cơ bản, cố định hàng tháng, dịp Tết, nhiều công nhân có mức tổng thu nhập trên dưới chục triệu đồng từ nhiều khoản chi trả liên q...

20.11.2024 635

Quy định về thời gian nghỉ và cách tính lương ngày lễ, Tết cho người lao động

Quy định về thời gian nghỉ và cách tính lương ngày lễ, Tết cho người lao độ...

Đặc thù công việc của một số ngành nghề khiến doanh nghiệp sắp xếp cho người lao động (NLĐ) làm việc ngoài ca làm chính, thậm chí là trong các ngày lễ...

20.11.2024 9982