Các kỹ thuật may nối cơ bản công nhân cần biết
25.01.2018 5995 bientap
May nối là một kỹ thuật cơ bản được ứng dụng rất phổ biến trong ngành may mặc. Kỹ thuật này gồm 3 loại đường may chính là: nối rẽ, nối lộn, nối ép. Công dụng, cách thực hiện, yêu cầu kỹ thuật… của các đường may nối này như thế nào, hãy tìm hiểu cùng Vieclamnhamay.vn.
![Các kỹ thuật may nối cơ bản công nhân cần biết](/files/Anh-TCN-Ni/Nam-2019/Thang-7/Bo-sung/cac-ky-thuat-may-noi-co-ban-cong-nhan-can-biet.png)
Mục đích của các đường may nối là nhằm ghép nối các phần vải trên trang phục lại với nhau. Tùy thuộc vào cấu tạo của từng loại vải nguyên liệu mà chúng ta lựa chọn kiểu may ghép nối cho phù hợp.
May nối rẽ
Nối rẽ là cách may nối đơn giản và thông dụng nhất được áp dụng trong may mặc. Bạn chỉ cần thực hiện 1 đường may ở mặt trái của vải và sau khi thao tác xong, các mép vải sẽ được rẽ sang hai bên.
► Cách may:
-
Xếp hai mặt trái của tấm vải cần ghép nối ra ngoài, chú ý phải để 2 mép vải bằng nhau.
-
Dùng mũi tới, mũi đột thưa hoặc mũi đột khí để may.
-
Đường may nối phải cách đều mép vải khoảng từ 1 – 2 cm.
► Yêu cầu kỹ thuật:
-
Vải không nhăn nhúm.
-
Đường may phải thẳng và cách đều mép vải.
Bạn muốn xem thêm: Hướng dẫn xỏ chỉ, đánh suốt máy may công nghiệp công nhân may cần biết
May nối lộn
Kỹ thuật này thường áp dụng với những chất liệu vải mỏng nhằm mục đích giấu mép vải tua sợi vào bên trong đường may để sản phẩm đảm bảo tính thẩm mỹ.
► Cách may: Gồm 2 đường may
-
Đường may thứ nhất: Xếp mặt phải của 2 mảnh vải ra ngoài, thực hiện đường may cách mép vải khoảng 3mm.
-
Đường may thứ hai: Sau khi đã thực hiện xong đường may thứ nhất, tiến hành lộn mặt trái của 2 mảnh vải ra ngoài, thực hiện đường may thứ 2 cách đường may nối thứ nhất 5mm để che kín mép vải đã giấu vào trong.
► Yêu cầu kỹ thuật:
-
Không để lộ sợi vải tua ra bên ngoài đường may.
-
Đường may thẳng – đều, vải không bị nhăn nhúm.
May nối ép
Kỹ thuật may nối ép thường áp dụng với các chất liệu vải dùng để may áo sơ mi, áo khoác blouson, quần jean nhằm mục đích giấu các mép vải vào bên trong và không làm đường may bị giày cộm. Với 2 đường chỉ chạy song song trong may nối ép, đường may trên áo quần sẽ có cảm giác cứng và mạnh hơn.
► Cách thực hiện: Có 2 đường may:
-
Đường may thứ nhất: Xếp mặt phải của 2 mảnh vải ra ngoài, mép vải phía dưới (b) thụt ra khoảng + 6mm so với mép vải trên (a). Tiến hành gấp mép vải dưới lên trên mép vải trên, thực hiện đường may sát mép vải (cách khoảng 1mm).
-
Đường may thứ hai: Trải mảnh vải dưới ra, đối xứng với mảnh vải trên qua đường may nối thứ nhất, tiến hành gấp mép vải qua bên mảnh vải trên, thực hiện đường may thứ 2, song song và cách đều đường may thứ nhất khoảng 5mm.
► Yêu cầu kỹ thuật:
-
Vải may không nhăm nhúm.
-
Hai đường may song song, mũi may thẳng - đều.
Xem thêm: 7 chính sách mới chính thức có hiệu lực từ tháng 10/2017 bạn cần biết
Ms. Công nhân