Ngành công nghệ may và 9 thông tin hữu ích cần biết
23.05.2024 12670 bientap
MỤC LỤC
- ►Công nghệ may là gì?
- ►Học công nghệ may ở trường nào?
- ►Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành công nghệ may
- ►Ngành công nghệ may lấy bao nhiêu điểm?
- ►Chương trình đào tạo ngành công nghệ may
- ►Học công nghệ may ra trường làm gì?
- ►Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ may
- ►Mức lương nhân sự làm việc trong ngành Công nghệ may
- ►Tìm việc làm ngành công nghệ may ở đâu?
Công nghệ may là ngành sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, góp phần không nhỏ đưa nền kinh tế nước ta chuyển mình đi lên trong nhiều năm qua. Bài viết chia sẻ sau đây, Vieclamnhamay.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu 9 thông tin cần biết về ngành công nghệ may.
►Công nghệ may là gì?
Công nghệ may là ngành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực may mặc để sản xuất ra những sản phẩm thời trang đa dạng - chất lượng - thẩm mỹ bằng hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại.
►Học công nghệ may ở trường nào?
- Khu vực miền Bắc
• Đại học Bách khoa Hà Nội
• Đại học Công nghiệp Hà Nội
• Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)
• Đại học Sao đỏ
• Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
- Khu vực miền Nam
• Đại học Bách khoa Tp.HCM
• Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM
• Đại học Công nghệ Tp.HCM
• Đại học Công thương Tp.HCM...
Bên cạnh danh sách các trường Đại học đào tạo ngành Công nghệ may trên đây, bạn có thể ban khảo thêm thông tin về các trường Cao đẳng - Trung cấp có chuyên ngành này trong bài viết chia sẻ tại đây.
►Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành công nghệ may
Theo ghi nhận của Vieclamnhamay.vn từ thông tin tuyển sinh của các trường Đại học, hiện nay ngành công nghệ may chủ yếu xét tuyển theo những tổ hợp sau:
• A00 - Toán, Lý, Hóa
• A01 - Toán, Lý, Anh
• C01 - Toán, Văn, Lý
• D01 - Toán, Văn, Anh
►Ngành công nghệ may lấy bao nhiêu điểm?
Điểm chuẩn ngành công nghệ may năm 2023 của một số trường cụ thể như sau:
• Đại học Bách khoa Hà Nội: 21,4 điểm
• Đại học Công nghiệp Hà Nội: 21,8 điểm
• Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp: 20 điểm (Cơ sở Hà Nội), 17,5 điểm (Cơ sở Nam Định)
• Đại học Sao đỏ: 16 điểm
• Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên: 15 điểm
• Đại học Bách khoa Tp.HCM: 57,3 điểm (điểm thi TN THPT theo THXT x3)
• Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM: 19,2 điểm (CT đại trà), 21 điểm (CT CLC)
• Đại học Công nghệ Tp.HCM: 16 điểm
• Đại học Công thương Tp.HCM: 16 điểm
Nhìn vào phổ điểm chuẩn trên đây có thể thấy, mức điểm xét tuyển ngành công nghệ may căn cứ theo điểm thi kỳ thi THPT Quốc gia dao động từ 15 đến 21,8 điểm, riêng ĐHBK TP.HCM có hệ số điểm tính khác.
►Chương trình đào tạo ngành công nghệ may
Theo chương trình đào tạo của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, sinh viên theo học ngành Công nghệ may sẽ học những môn sau đây:
- Các môn giáo dục đại cương
• Lý luận chính trị, quản trị học
• Toán và khoa học cơ bản
• Ngoại ngữ
• Giáo dục thể chất
• Giáo dục an ninh quốc phòng
- Các môn cơ sở và cốt lõi ngành
• Đồ họa kỹ thuật cơ bản
• Kỹ thuật điện
• Kỹ thuật nhiệt
• Sức bền vật liệu
• Cơ học kỹ thuật
• Nguyên lý máy
• Nhập môn kỹ thuật dệt may
• Quản lý sản xuất dệt may
• Quản lý chất lượng dệt may
• Tiếng Anh công nghệ dệt may
• Marketing dệt may
• Vật liệu dệt may
• An toàn lao động và môi trường dệt may
• Cấu trúc vải
• Cơ sở mỹ thuật sản phẩm dệt may
• Đồ án thiết kế
- Các môn tùy chọn theo chuyên ngành công nghệ sản phẩm may
• Công nghệ gia công sản phẩm may
• Thực hành may cơ bản
• Thiết bị may công nghiệp
• Thiết kế sản phẩm may theo đơn hàng
• Thiết kế mẫu sản xuất
• Thực hành may nâng cao
• Công nghệ sản xuất sản phẩm may
• Thiết kế công nghệ quá trình sản xuất may
• Thiết kế dây chuyền may
• Tin học ứng dụng trong sản xuất công nghiệp may
• Đo lường may
• Thiết kế nhà máy may
• Tổ chức lao động trong công nghiệp may
• Công nghệ SP may từ vật liệu đặc biệt
• Xử lý hoàn tất sản phẩm may
• Phân tích hóa học sản phẩm dệt may
- Các môn tùy chọn theo chuyên ngành Thiết kế sản phẩm may và thời trang
• Thực hành may cơ bản
• Thực hành may nâng cao
• Công nghệ gia công sản phẩm may
• Thiết kế sản phẩm may theo đơn hàng
• Thiết kế mẫu sản xuất
• Cơ sở tạo mẫu trang phục
• Thiết kế trang phục
• Tin học ứng dụng trong thiết kế sản phẩm may
• Nhân trắc học may mặc
• Thiết kế trang phục chuyên dụng
• Vệ sinh trang phục
• Tạo mẫu trang phục
• Tin học ứng dụng trong tạo mẫu sản phẩm may
• Thiết kế phát triển sản phẩm may
Về cơ bản, sinh viên theo học ngành công nghệ may sẽ được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về khả năng thiết kế đồ họa trang phục; thành thạo các loại sản phẩm may cơ bản hay biến kiểu, may nâng cao; sử dụng tốt phần mềm chuyên ngành về thiết kế - nhảy mẫu - giác sơ đồ - thêu vi tính; thiết kế thành thạo và triển khai đơn hàng may công nghiệp; biết cách nhận biết - phân loại - sử dụng - bảo quản nguyên phụ liệu may; có khả năng tổ chức, quản lý sản xuất may công nghiệp…
►Học công nghệ may ra trường làm gì?
Tùy trình độ và khả năng mà sau khi ra trường, sinh viên ngành công nghệ may có thể làm những công việc sau:
• Nhà thiết kế
• Thợ may
• Người phụ trách quản lý thương hiệu thời trang
• Nhân viên giám sát quy trình sản xuất trong doanh nghiệp may mặc
• Nhân viên kiểm tra chất lượng quy trình sản xuất sản phẩm
• Làm việc tại phòng nghiên cứu phát triển mẫu, phòng thiết kế, phòng kỹ thuật
• Quản lý chất lượng sản phẩm trong ngành may
• Nhân viên quản lý đơn hàng xuất nhập khẩu
• Định mức giá sản phẩm, đảm nhận tổ chức quản lý sản xuất cho những cơ sở vừa và nhỏ
• Xây dựng thương hiệu thời trang riêng để phát triển…
►Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ may
Có không ít bạn trẻ hiện nay chọn ngành học theo trào lưu, điều này dẫn đến việc sau khi nhập học một thời gian thì bỏ giữa chừng vì cảm thấy không hợp. Do đó, việc xác định mình có được những tố chất phù hợp với ngành học hay không là điều rất quan trọng. Nếu muốn theo học ngành công nghệ may, bạn cần:
- Học khá các môn tự nhiên: để có được tư duy logic, có khả năng tính toán - làm việc khoa học
- Thích vẽ, thiết kế các loại trang phục: là cơ sở giúp học tốt nhiều môn học chuyên ngành
- Thích tìm tòi, học hỏi: giúp nâng cao trình độ, khả năng của bản thân
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm: để phối hợp làm việc hiệu quả với đồng nghiệp
- Đam mê với thời trang: là nền tảng để thành công với ngành may mặc
►Mức lương nhân sự làm việc trong ngành Công nghệ may
Mức lương nhân sự làm việc trong ngành may mặc của nước ta hiện nay cũng có xu hướng tăng dần qua từng năm. Và mức lương cao hay thấp cũng tùy thuộc vào năng lực, trình độ và vị trí công việc đảm nhận.
Nếu được tuyển dụng vào làm các vị trí trong doanh nghiệp may mặc, trường hợp chưa có kinh nghiệm và năng lực ở mức trung bình - khá thì mức lương hàng tháng nhận được vào khoảng 6 - 8 triệu đồng/ tháng.
Trường hợp ứng viên đã có kinh nghiệm, tay nghề cao - đảm đương vị trí giám sát, tổ trưởng thì có thể nhận mức lương 10 - 20 triệu đồng/ tháng.
Như vậy có thể thấy, mức lương dành cho nhân sự ngành công nghệ may cao so với mặt bằng chung của nhiều ngành nghề khác.
►Tìm việc làm ngành công nghệ may ở đâu?
Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp may mặc liên hệ với các trường Đại học để tuyển chọn những sinh viên giỏi về làm việc. Nếu bạn muốn tự tìm việc làm dệt may cho mình, có thể truy cập vào website Vieclamnhamay.vn theo link chia sẻ. Có rất nhiều vị trí như: Quản đốc phân xưởng cắt, Nhân viên tiêu chuẩn kỹ thuật may, Nhân viên Kcs, Nhân viên may mẫu quần áo… đang chờ bạn ứng tuyển.
Trên đây là những thông tin quan trọng mà những bạn trẻ quan tâm đến ngành công nghệ may cần tìm hiểu. Bạn nhớ lưu bài viết lại để đọc khi cần nhé!
Ms. Công nhân