4 kinh nghiệm giúp các bạn trẻ định hướng nghề nghiệp tương lai
28.12.2017 2467 trangthunb93
Đứng trước ngưỡng cửa phải chọn một nghề để theo đuổi, nhiều bạn trẻ tỏ ra vô cùng hoang mang, lo lắng. Có không ít bạn trẻ chọn sai nghề vì chịu áp lực từ gia đình, bị ảnh hưởng từ số đông… Vậy làm sao để chọn nghề cho đúng? Tuyencongnhan.vn xin chia sẻ 4 kinh nghiệm định hướng nghề nghiệp tương lai để các bạn trẻ tham khảo.
Phát hiện thiên hướng của bản thân
Nghề nghiệpgiúp tạo ra tiền bạc, nuôi sống và gắn bó với bạn cả đời, thay vì nghe người khác nói, bạn hãy “lắng nghe”, tìm hiểu bản thân mình muốn làm gì? Bởi có không ít những bạn trẻ chọn ngành học vì bị tác động từ nhiều yếu tố, đến khi không tìm được việc, sẽ trở nên mất phương hướng. Bạn cần phải khai phá những thế mạnh, ưu điểm, khả năng tiềm ẩn của bản thân để biết được điều mình thật sự yêu thích là gì? Trong trường hợp đã theo học một ngành nào đó, khi ra trường bạn mới phát hiện mình có khả năng ở một lĩnh vực khác, cũng đừng ngần ngại thay đổi. Bởi làm công việc bạn yêu thích thì bạn mới gắn bó cả đời được.
Cân nhắc lợi ích tài chính
Yếu tố này nhắc đến có vẻ hơi tính toán nhưng đã đi làm ai cũng muốn được nhận lương cao. Khi đã xác định được thiên hướng của bản thân rồi, bạn nên xem xét đến mức thu nhập mà công việc đó mang lại. Xét cho cùng, tiền bạc không chỉ giải quyết những nhu cầu căn bản của con người mà nó còn là động lực để làm việc tốt hơn.
Bạn muốn xem thêm: 4 kinh nghiệm phỏng vấn xin việc “xương máu” ứng viên cần biết
Xác định những mục tiêu cần đạt được
Khi đã có được những định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho bản thân, bạn cần phải tiến hành thiết lập các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Điều bạn cần lưu ý là không nên đặt những mục tiêu quá khả năng của bản thân dẫn đến việc khi không thực hiện được sẽ dễ bị nản chí, thất vọng. Nếu bạn đặt mục tiêu lớn là sau 5 năm đi làm sẽ phải làm được trưởng bộ phận thì bạn cần đề ra những mục tiêu nhỏ trong đó: sau 3 năm phải lên được vị trí giám sát… Để đạt được những mục tiêu đề ra đó, đòi hỏi bạn phải làm mọi việc với thái độ kiên nhẫn và nhất quán.
Biến kiến thức thành kinh nghiệm
Những người xung quanh, bạn bè, đồng nghiệp, các khóa đào tạo, các cuộc hội thảo… đều có thể cung cấp cho bạn kiến thức, nhưng không phải là người chủ động nắm bắt bạn sẽ không tiếp nhận được điều đó. Muốn thành công trong công việc, bạn cần phải chủ động áp dụng những kiến thức chuyên môn học được, kiến thức được truyền dạy từ những người xung quanh để xử lý công việc. Đấy chính là việc bạn nhào nặn kiến thức thành kinh nghiệm.
Xem thêm: 6 lưu ý ứng viên cần biết để viết CV xin việc ấn tượng
Ms.Công nhân