Lo ngại 7 triệu lao động Việt sẽ thất nghiệp nếu Samsung “dời nhà máy” về Bắc Triều Tiên
14.08.2018 6047 bientap
Sau nhiều năm chia cắt do chiến tranh và căng thẳng leo thang từ vấn đề thử nghiệm vũ khí hạt nhân - tên lửa, mối quan hệ giữa 2 miền Nam – Bắc Triều Tiên đang “tan băng” với tốc độ đáng kinh ngạc. Một khi hòa bình được lập lại trên bán đảo liên Triều, rất nhiều khả năng Tập đoàn Samsung sẽ chuyển hoạt động sản xuất về Bắc Triều Tiên và đi cùng với đó là lo ngại 7 triệu lao động Việt sẽ mất việc làm…
Samsung hiện đang tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt
► “Samsung hắt hơi, kinh tế Việt Nam cảm cúm”
“Samsung hắt hơi, kinh tế Việt Nam cảm cúm” – đây là nhận định của tờ Nikkei Asian Review (Nhật Bản) về sức ảnh hưởng của Tập đoàn Samsung đối với nền kinh tế Việt Nam.
Năm 2008, Samsung bắt đầu đầu tư vào nước ta với số vốn 670 triệu USD. Đến nay, con số này đã vượt hơn 17,3 tỷ USD – gồm 8 nhà máy và 1 trung tâm nghiên cứu R&D (Thái Nguyên, Bắc Ninh, Tp. Hồ Chí Minh). Năm 2017, hoạt động xuất khẩu của Samsung Việt Nam đạt kỷ lục với 50 tỷ USD, chiếm đến 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn nền kinh tế nước ta.
Hoạt động xuất khẩu của Samsung hiện chiếm đến 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
Bên cạnh đó, hiện có khoảng 160.000 lao động đang làm việc cho các nhà máy của Samsung Việt, từ kỹ sư – IT – nhân sự - phiên dịch… cho đến đông đảo lực lượng công nhân. Những con số thống kê sơ bộ trên đủ để thấy được Samsung có tầm ảnh hưởng lớn như thế nào đối với nền kinh tế - thị trường lao động của Việt Nam.
► Quan hệ bán đảo liên Triều “ấm dần”, nhiều tập đoàn Hàn Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Triều Tiên
Cuộc chiến tranh vào những năm 1950 đã khiến bán đảo Triều Tiên được chia thành 2 miền Nam – Bắc. Bắc Triều Tiên (Triều Tiên) theo chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Lao động Triều Tiên lãnh đạo, Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) theo cơ chế dân chủ, đa nguyên đa đảng. Trong khi nền kinh tế Hàn Quốc phát triển thịnh vượng với nhiều tập đoàn lớn vươn ra toàn cầu thì với Triều Tiên - do bị phương Tây cấm vận từ hoạt động thử nghiệm vũ khí hạt nhân, tên lửa nên nền kinh tế trì trệ, lạc hậu. Mặc dù hai miền có những toan tính khác nhau nhưng vẫn mong muốn thống nhất quốc gia, đoàn tụ các gia đình ly tán.
Từ khi Tổng thống Moon Jae-in lên cầm quyền tại Hàn Quốc, hy vọng thống nhất bán đảo liên Triều được nhen nhóm bởi nhà lãnh đạo này là người gốc Triều Tiên. Với những nỗ lực không ngừng của chính phủ Hàn Quốc mới cộng với nước cờ “mở cửa” của nhà lãnh đạo Kim Jong-un khiến triển vọng lập lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên đang trở nên sáng sủa hơn bao giờ hết.
Mối quan hệ giữa 2 miền Triều Tiên đang “tan băng” với tốc độ đáng kinh ngạc
Trong cuộc gặp lịch sử ngày 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Đảng lao động Triều Tiên đã tươi cười bắt tay, dắt nhau bước qua đường phân giới giữa 2 miền và cùng ra tuyên bố chung với nội dung “Sẽ không còn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên và một kỷ nguyên hòa bình mới đã được mở ra”. Tiếp đến, Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã cùng nhau ký vào bản Tuyên bố chung về việc giải tuyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều được tổ chức tại Singapore tháng 6 vừa qua.
Rõ ràng những động thái này là nền tảng để một Hiệp ước hoà bình sẽ được ký kết trong tương lai, thống nhất 2 miền Nam – Bắc Triều Tiên sau gần 70 năm chia cắt.
Kể từ khi quan hệ hai miền Triều Tiên “ấm dần”, các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc như: Hyundai, Samsung, SK… được cho đang xem xét, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Triều Tiên. Nếu trường hợp hai miền Triều Tiên thống nhất, rất nhiều khả năng Samsung Group sẽ rút vốn đầu tư khỏi Việt Nam.
► Lo ngại 7 triệu lao động Việt sẽ thất nghiệp nếu Samsung “dời nhà máy” về Bắc Triều Tiên
Thực tế cho thấy lãnh tụ Kim Jong-un đã sẵn sàng hợp tác với phương Tây để vực dậy nền kinh tế vốn bị trì trệ và cải thiện mức sống của người dân. Một khi Triều Tiên mở cửa nền kinh tế thì nhiều khả năng Samsung Group sẽ rút vốn khỏi Việt Nam, chuyển hoạt động đầu tư sản xuất về Triều Tiên để làm giàu cho đồng bào mình ở miền Bắc.
Samsung được cho là đang dự định chuyển hoạt động sản xuất về Triều Tiên nếu hòa bình được lập lại
Nếu chuyển hoạt động sản xuất về Triều Tiên, Samsung sẽ được hưởng lợi vì giá nhân công Bắc Hàn rẻ hơn so với Việt Nam. Thêm vào đó người Triều Tiên cũng được đánh giá là thật thà hơn, vì ở Việt Nam, tình trạng công nhân ăn cắp sản phẩm xảy ra quá nhiều, đến mức mỗi khi tan ca, các công nhân khi đi qua cửa phải được khám xét từng người một.
Và khi đó, hệ quả mà việc Samsung “rút chân” đầu tư khỏi Việt Nam là rất lớn. Không chỉ ảnh hưởng lớn về kinh tế mà ước tính sẽ có khoảng 7 triệu lao động Việt sẽ thất nghiệp từ lực lượng 160.000 lao động làm việc trực tiếp cho Samsung và 20 nhà máy khác là nhà cung cấp cho tập đoàn này.
Lo ngại này hoàn toàn có thể trở thành sự thật trong tương lai không xa, cho nên, mỗi người lao động làm việc cho Samsung nếu không muốn rơi vào hoàn cảnh không có việc làm trong thời gian dài cần chuẩn bị cho mình những yếu tố cần thiết để chuyển đổi sang một môi trường làm việc mới. Ngành Khách sạn – nhà hàng ở Việt Nam cũng đang cần rất nhiều nhân lực cho nên đây sẽ là một hướng đi mới dành cho người lao động muốn tìm việc làm…
Ms. Công nhân