Nghề bảo vệ và lời tâm sự vui buồn lần đầu kể

04.03.2021 2386 hongthuy95

“Người hiểu thì lịch sự, vui vẻ. Người không hiểu thì hạch sách, khinh khi. Nhưng công việc là công việc. Nhiệm vụ của một bảo vệ là giữ an toàn tính mạng và tài sản cho khách hàng, đảm bảo trật tự, an ninh tại nơi làm việc” - Bác Mạnh, 45 tuổi, bảo vệ chung cư B. tại Tp.HCM cho biết.

nghề bảo vệ và lời tâm sự vui buồn lần đầu kể
Nghề bảo vệ không kén người theo nhưng không phải ai cũng gắn bó lâu dài được

Tôi làm bảo vệ vì mưu sinh,

Không riêng gì bác Mạnh, khi được hỏi “Tại sao chọn làm bảo vệ mà không phải là một nghề nào khác?” - hầu hết đều bảo “Vì mưu sinh”.

Người thì lớn tuổi xin việc khó. Kẻ mới ra trường, có bằng cấp nhưng không kinh nghiệm nên xin việc khó. Người khác trẻ nhưng không biết gì, có việc làm nuôi thân đã là may…

Dù bắt đầu vào nghề với lý do gì thì nghề cũng cho họ thu nhập để nuôi bản thân và gia đình. Mặt khác còn mang đến nhiều mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè tốt đẹp; rèn luyện bản tính kiên nhẫn, nhịn, thân thiện, hòa nhã; phát triển các kỹ năng có lợi như giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề, võ thuật (nếu có)… Bên cạnh đó, với những ai khó tìm việc, bắt đầu với nghề phổ thông như bảo vệ còn giúp giảm nguy cơ tiềm ẩn cho xã hội khi “nhàn cư vi bất thiện”, không việc làm, không thu nhập rất dễ nảy sinh những hành vi thiếu lành mạnh, thậm chí phạm tội đến mức phải trả giá.

… rồi yêu và muốn gắn bó mãi

Rõ ràng, nghề bảo vệ không kén người theo. Nếu bạn có sức khỏe tốt, có bằng cấp, trình độ, cộng thêm ngoại hình, ngoại ngữ nữa càng tốt thì sẽ cực kỳ dễ dàng khi tìm việc, nếu không muốn nói là gần như ứng tuyển ngành nào cũng đậu.

Ấy thế nhưng ít ai sở hữu tất tuốt những điều ấy. Hoặc có thì họ đã an phận với công việc từ lâu rồi. Không ai lông bông, chật vật tìm việc mãi đâu.

Xét tới những lý do trên, bạn đến với nghề bảo vệ bằng nhiều nguyên cớ. Có người đi, kẻ ở. Số đi phần lớn vì tìm được công việc mới tốt hơn, vì không chịu nỗi áp lực và sự hiểm nguy rình rập, vì sức khỏe không đảm bảo, vì không đáp ứng được yêu cầu công việc… Kẻ ở lại dĩ nhiên thỏa mãn được hết những tiêu chí trên. Thêm nữa, làm lâu hóa quen việc, lại yêu nghề nên cứ muốn gắn bó mãi.

“Tôi làm nghề đến nay đã được 8 năm. Ngoài một lần gãy tay vì vật vộn với tên cướp, 3 lần trầy xước nhẹ vì nhảy qua hàng rào đỡ em bé suýt ngã, đôi ba lời dèm pha từ người quen về cái nghề được cho là bạc này thì mọi thứ đều tốt đẹp. Khách lịch sự, dễ thương, có người còn mua nước uống vì thấy trời nắng nóng quá - Quản lý cũng rất có tâm, hay xuống tận nơi động viên nhân viên mỗi ngày - Rồi đồng nghiệp vui tính, hòa đồng, giúp đỡ nhau nhiệt tình lắm. Nhiều khi có tuổi rồi, làm việc cũng không đảm bảo nhanh nhẹn được như trước nhưng vẫn muốn làm mãi. Chắc sẽ làm đến khi nào công ty bảo nghỉ thì nghỉ (bác Mạnh cười)”.

nghề bảo vệ và lời tâm sự vui buồn lần đầu kể
Làm bảo vệ rất nhiều việc, nhiều người không hiểu lại bảo nhàn

Nhưng còn đó nỗi vất vả riêng,

Đặc thù nghề bảo vệ yêu cầu bạn phải chấp nhận làm việc theo ca. Có ca sáng, ca chiều và cả ca đêm nữa. Rồi các ngày nghỉ cuối tuần hay lễ Tết, người ta đi chơi với gia đình, ở nhà nghỉ ngơi hay lên kế hoạch cho sự tụ họp… thì mình vẫn phải đi làm, mà còn làm nhiều, làm liên tục. Chưa kể lượng khách quá đông rất dễ mất kiểm soát, nguy cơ phát sinh sự cố như té ngã, mất an ninh, trộm cướp, có hành vi sàm sỡ cao.

Đúng như tên gọi của nghề, nhiệm vụ của họ là bảo vệ tính mạng và tài sản của khách hàng, cả nhân viên, đồng nghiệp nữa. Phải đảm bảo an ninh được kiểm soát tốt trong suốt ca làm việc. Để làm được điều này, bạn phải thực sự nghiêm túc và trách nhiệm, chú tâm tuyệt đối vào công việc. Mắt quan sát để nhận ra điều nghi ngờ - Đầu phán đoán để đánh giá tình hình - Tay chân linh hoạt để xử lý nếu có phát sinh tiềm ẩn nguy cơ gây mất trật tự, an ninh tại nơi làm việc.

Đó là chưa kể những lần xả thân vì công việc, rồi gặp phải tên gây chuyện có hung khí, khách say sỉn làm ồn, cướp, một ít khách nữ buôn lời khiếm nhã nữa… Những lúc như thế, bảo vệ rất dễ bị chấn thương hoặc bị gây khó dễ.

“Có lần anh kia có men rượu rồi làm um sùm cả sảnh chung cư. Anh bảo vợ không cho vào nhà, bảo vệ phải làm sao để vợ chịu mở cửa. Tôi có nói qua nhưng chị vợ không chịu. Thế là anh ta cứ ăn vạ mãi, nằm giãy nãy ra thèm, còn nghi tôi có ý gì với vợ anh ta nữa chứ. Phải mất 1 tiếng đồng hồ giải thích rồi khuyên nhủ, 2 vợ chồng mới dìu nhau lên phòng”.

“Rồi nếu gặp cướp, bạn sẽ làm gì? Giúp đỡ người bị nạn hay đứng nhìn, thậm chí lơ đi vì sợ bị liên lụy? Bản năng và trách nhiệm của một bảo vệ thôi thúc đến bắt buộc chúng tôi phải hành động. Lao đến tóm tên cướp đó, giật lại túi đồ đã lấy của khách rồi đưa nó lên phòng an ninh hay công an địa phương để xử lý…

… cả những cái nhìn hà khắc

Không ít người ngoài ngành nghĩ làm bảo vệ nhàn. Tới giờ thì mặc vào bộ đồng phục, xong đứng đủ 8 tiếng, mắt nhìn quanh, hết giờ thì về, đến tháng nhận lương, thu nhập ổn định…

“Bạn thậm chí có thể nghĩ công việc của chúng tôi chỉ có đứng và nhìn cũng được. Nó không sai. Nhưng bạn có biết đứng - nhìn để làm gì không? Là để bảo vệ bạn đó. Công việc của bảo vệ là quan sát các sự việc bất thường và đảm bảo an toàn cho bạn và người thân, cả những nguy hiểm, rồi tài sản của bạn nữa, hay vô vàn những sự việc khác để bạn được sống, vui chơi, làm việc đúng nghĩa.”

Ấy thế nhưng, có lẽ cũng chỉ dừng lại đến đó. Nhiều người hiện vẫn mang tâm lý coi thường nghề nghiệp này. Họ cho rằng công việc đó giản đơn, chỉ những ai rảnh rỗi, không biết làm gì mới chọn theo, ai muốn làm cũng được. Xin thưa! Đúng là làm bảo vệ không đòi hỏi bằng cấp, không cần học thức cao nhưng rất cần người cần mẫn, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm, tác phong chuyên nghiệp và nhanh nhẹn của một người lính thời bình, đặc biệt, tìm người nhiệt huyết và yêu nghề…

nghề bảo vệ và lời tâm sự vui buồn lần đầu kể
Bảo vệ không chỉ là công việc dành cho nam giới

Đừng chỉ nhìn thấy bề nổi, rằng họ chỉ có mặc bộ đồng phục lên người rồi đứng tại chỗ đủ 8 tiếng và nhận lương 5-7 triệu đồng/ tháng. Hãy tìm hiểu và quan sát cả những mảng chìm trong công việc của họ, những sự cố, hiểm nguy họ phải đối mặt, những áp lực đè nặng trên vai họ từng phút giây… Có như thế bạn mới hiểu được, cái được - mất đặc thù của nghề này. Từ đó có cái nhìn và cách đánh giá đúng đắn hơn, tôn trọng và lịch sự với họ thay vì định kiến, hà khắc, khi dễ. Bởi nhờ có những người bảo vệ có tâm và trách nhiệm, bạn mới an toàn vui chơi, mua sắm, làm việc… Với những ai đang có ý định tìm việc bảo vệ, qua đây cũng nên tự tin về quyết định của mình, thêm yêu và tự hào về nghề, nhiệt huyết và lăn xả hết mình để hoàn thành tốt công việc, thăng tiến nhanh trong tương lai.

Ms. Công nhân

4.0 (410 đánh giá)
Nghề bảo vệ và lời tâm sự vui buồn lần đầu kể Nghề bảo vệ và lời tâm sự vui buồn lần đầu kể

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Dịp cận Tết, nhiều doanh nghiệp tổ chức tăng ca để kịp tiến độ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài liên tục khiến công nhân kiệt sức và không có thời g...

07.12.2024 30231

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Không biết từ bao giờ, câu chuyện “Về quê ăn Tết” lại là nỗi ám ảnh của nhiều công nhân đến thế. Từ cơm áo gạo tiền đến phong tục lễ nghĩa, tất cả dườ...

07.12.2024 3675

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Thu nhập thấp, nhiều công nhân mong được tăng ca dịp cuối năm để có thêm tiền trang trải chi phí tàu xe, quà cáp khi về quê. Dù mệt mỏi nhưng mọi ngườ...

06.12.2024 2479

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

“Tôi là công nhân thời vụ tại một doanh nghiệp may mặc và có quá trình làm việc kéo dài đến hết tháng 1/2025. Trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm...

03.12.2024 6617