Nhảy việc và 4 điều cần suy ngẫm trước khi ra quyết định

12.07.2019 1579 hongthuy95

Nhảy việc ngày nay không chỉ xuất hiện khi người nhân viên đó không hài lòng hay cảm thấy hứng thú với công việc hiện tại nữa, mà đôi khi còn được cho là “xu hướng” của giới trẻ, nhất là những sinh viên mới ra trường hay ứng viên dưới 1 năm kinh nghiệm. Vậy có nên nhảy việc không? Nhảy việc khi nào? Nhảy việc lợi hay hại? Cần lưu ý gì khi nhảy việc?... Vieclamnhamay.vn sẽ cùng bạn giải đáp lần lượt những thắc mắc này trước khi ra quyết định nhảy việc hay không.

nhảy việc và những điều cần suy ngẫm trước khi ra quyết định
Nhảy việc là tình huống thường gặp khi ứng viên muốn tìm một công việc mới

Ứng viên thường nhảy việc khi nào?

Dĩ nhiên, khi họ thấy không hài lòng hay mất hứng thú và thiếu nỗ lực cống hiến với công việc hiện tại – quyết định nhảy việc.

Có nhiều nguyên do dẫn đến hệ lụy này. Có thể do lương thấp, môi trường không phù hợp, sếp khó tính, đồng nghiệp không thân tiện, công việc không có cơ hội thăng tiến, muốn tìm kiếm và thử sức ở môi trường làm việc mới…

Ngoài ra, tồn tại một lý do chủ quan khác đó là “vì thích” – chỉ đơn giản thế thôi.

Nhảy việc lợi hay hại?

Tất nhiên, nhảy việc chắc chắn sẽ có thể mang lại cho bạn rất nhiều cái “được”. Chẳng hạn: được tăng lương – được trải nghiệm và học hỏi cái mới, công việc mới – được làm quen và phát triển, mở rộng những mối quan hệ mới – được tìm kiếm cơ hội thăng tiến với những vị trí thú vị mới, thậm chí được thăng chức nếu đã có kinh nghiệm…

Tuy nhiên, nếu trong 3 năm đầu của sự nghiệp mà bạn “nhảy lóc cóc” từ việc này sang việc kia rồi đến cả việc nọ với tần suất quá nhiều lần thì bạn mất nhiều hơn là được đấy. Chẳng hạn:

+ Mất tính kiên cường: chính bản tính không kiên định, thiếu bản lĩnh đối mặt với khó khăn và thử thách khiến bạn dễ chùng bước và buông xuôi – hậu quả là cứ hễ được sếp giao nhiệm vụ khó, khối lượng công việc quá nhiều hay bị chỉ trích, phê bình vì làm sai là bạn lại “rục rịch” tìm công việc mới để nhảy việc, cứ như thế, bạn sẽ không bao giờ gắn bó lâu với bất kỳ công việc gì để tìm kiếm cơ hội phát triển và thành công.

+ Mất niềm tin vào bản thân: khi nhảy việc, ai cũng hình dung và hy vọng về một môi trường mới tốt đẹp hơn, nơi đó không có những khó khăn và sự nhàm chán mà công việc hiện tại đang mang lại. Tuy nhiên, sự thật là bạn sẽ gặp lại 2 yếu tố này nhanh thôi bởi công việc nào cũng tiềm ẩn những áp lực và thử thách, chỉ có điều nó biểu hiện dưới hình thức nào, sớm hay muộn mà thôi. Rồi bạn sẽ lại nhảy việc để chạy trốn và hiển nhiên nghỉ bản thân mình thật kém cỏi hay thiếu may mắn và mất dần niềm tin vào bản thân, thậm chí buông xuôi và chọn đại một công việc đơn giản nào đó để làm tạm – nhận lương sống qua ngày.

+ Mất điểm trong mắt NTD: không NTD nào có ấn tượng tốt với một ứng viên nhảy việc liên tục chỉ trong 3 năm đầu của sự nghiệp. Họ dĩ nhiên sẽ nghĩ đến viễn cảnh bạn cũng sẽ làm như thế tại công ty họ sau khi họ bỏ thời gian, tiền bạc và công sức ra đào tạo – rồi lại tốn thêm chừng đấy thứ để tuyển mới lại nhân viên khác thay thế bạn. Những CEO, Giám đốc hay Trưởng phòng thành công đều chỉ thay đổi 1-2 công việc trong 15 năm đầu của sự nghiệp.

nhảy việc và những điều cần suy ngẫm trước khi ra quyết định
Nhảy việc nhiều - mất nhiều hơn được

Có nên nhảy việc?

Như đã phân tích 2 mặt được - mất của việc nhảy việc. Rõ ràng, nếu nhảy việc giúp bạn có được công việc mới phù hợp và ổn định hơn, có được những cái “được” tốt hơn, thay vì phải gồng mình chịu đựng những áp lực không đáng ở công việc cũ thì dĩ nhiên, nhảy việc là nên và đương nhiên phải làm.

Mặt khác, tồn tại những lý do nhảy việc thiếu tính toán và mang tính chủ quan, nhảy việc vì bị “quyến rũ” bởi một cơ hội khác hấp dẫn hơn, bản thân không bao giờ hài lòng và gắn bó với một công việc thì không sớm thì muộn, bạn cũng sẽ chán chường bởi sự lông bông của mình và rơi dần vào bế tắc nếu không thay đổi.

Cần lưu ý gì khi nhảy việc?

Các chuyên gia nhân sự và những người thành công chia sẻ 9 quy tắc phải nhớ mỗi khi muốn nảy việc:

#1. Đừng vội vã nghỉ việc chỉ vì một chút vấn đề nhỏ ở công ty

#2. Nhanh chóng thôi việc khi không nhìn thấy cơ hội thăng tiến

#3. Trong mọi trường hợp, không bao giờ tự xem nhẹ năng lực của bản thân; tuyệt đối không bao giờ nộp đơn xin nghỉ việc vì nghĩ “mình thật kém cỏi”

#4. Hãy học hỏi kinh nghiệm từ những phòng ban khác, biết đâu, bạn sẽ tìm thấy lĩnh vực mình thực sự yêu thích ngay trong chính công ty hiện tại

#5. Dù có thể tự quyết định cuộc đời mình nhưng lời khuyên từ người thân là một sự tư vấn đắc lực khi bạn muốn nhảy việc

#6. Khi chưa có công việc mới, đừng vội vã nghỉ việc. Thay vì ở nhà và không làm gì cả, hãy tiếp tục bồi bổ và rèn giũa năng lực, biết đâu, bạn sẽ nhận ra điều hứng thú trong công việc hiện tại hoặc sẵn sàng nắm bắt cơ hội mới khi nó đến.

#7. Văn phòng không phải là nhà, đừng quá hy vọng và mải mê tìm kiếm một công ty có môi trường thoải mái và tự do như là nhà

#8. Nếu đã nghỉ việc, hãy luôn dành cho đồng nghiệp cũ sự yêu mến và tôn trọng

#9. Đừng liệt kê hết tất cả những công việc bạn đã từng làm, chỉ gạch đầu dòng những công việc thực sự xứng đáng và yêu cầu những năng lực phù hợp với vị trí công việc sắp ứng tuyển...

nhảy việc và những điều cần suy ngẫm trước khi ra quyết định
Nhảy việc thông minh và có định hướng sẽ mang đến thành công cho bạn

Sự thật là không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được một công việc như ý ngay từ đầu. Do đó, nhảy việc để tìm kiếm một sự lựa chọn tốt nhất và phù hợp nhất, với môi trường làm việc tốt cùng mức lương và chế độ đãi ngộ xứng đáng hơn là điều nên làm. Tuy nhiên, hãy cân nhắc mọi mặt của vấn đề thật kỹ trước khi quyết định, đừng quyết định cảm tính và nóng vội để phạm phải sai lầm không mong muốn, đánh mất cơ hội phát triển và thành công hơn trong tương lai.

Ms. Công nhân

4.3 (583 đánh giá)
Nhảy việc và 4 điều cần suy ngẫm trước khi ra quyết định Nhảy việc và 4 điều cần suy ngẫm trước khi ra quyết định

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thu nhập thấp, công nhân có nên về quê ăn Tết?

Thu nhập thấp, công nhân có nên về quê ăn Tết?

“Thu nhập thấp, năm nào vợ chồng tôi cũng phải bấm bụng dành tiền về quê ăn Tết. Dần dần, Tết trở thành nỗi ám ảnh trong tôi”... Làm lụng vất vả cả...

08.12.2024 2786

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Dịp cận Tết, nhiều doanh nghiệp tổ chức tăng ca để kịp tiến độ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài liên tục khiến công nhân kiệt sức và không có thời g...

07.12.2024 30228

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Không biết từ bao giờ, câu chuyện “Về quê ăn Tết” lại là nỗi ám ảnh của nhiều công nhân đến thế. Từ cơm áo gạo tiền đến phong tục lễ nghĩa, tất cả dườ...

07.12.2024 3674

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Thu nhập thấp, nhiều công nhân mong được tăng ca dịp cuối năm để có thêm tiền trang trải chi phí tàu xe, quà cáp khi về quê. Dù mệt mỏi nhưng mọi ngườ...

06.12.2024 2478