Thất nghiệp kéo dài, công nhân dễ sa chân vào vay lãi suất cao
21.12.2022 498 thanhphuongthaobctt
Công nhân thất nghiệp kéo dài đứng trước những gánh nặng kinh tế không thể vay mượn được ai dễ sa vào vay lãi suất cao vì không đáp ứng những yêu cầu của lãi suất thấp. Câu chuyện cụ thể như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclamnhamay.vn.
Đường cùng mới đi vay lãi suất cao
Nhà máy thiếu đơn hàng nên anh Trần Hùng Cường (40 tuổi, quận 7) bị tạm hoãn hợp đồng lao động từ tháng 10. Không có việc làm, anh đăng ký làm xe ôm công nghệ để trang trải qua ngày nhưng thu nhập không cao. Vợ anh làm công nhân ca hành chính cũng phải nghỉ một số ngày trong tháng do công ty khó khăn. Vì thế, thu nhập của cả hai cũng chỉ khoảng 7 - 8 triệu đồng/ tháng.
Mọi năm, gia đình anh đều mong đợi khoản tiền thưởng cuối năm để sắm quần áo Tết cho con cái và mua quà cho cha mẹ ở quê. Tuy nhiên, năm nay công việc cả hai vợ chồng đều bấp bênh, lại không có lương tháng 13 mà cũng không tích lũy được đồng nào. Mỗi lần thiếu tiền, anh Cường đều có thể mượn những người xung quanh nhưng mấy tháng nay ai cũng cùng cảnh ngộ mất việc kinh tế khó khăn. Nếu muốn vay tiền ở lãi suất thấp, công nhân phải có công việc ổn định, hợp đồng lao động, sao kê lương 3 tháng gần nhất. Tuy nhiên, ở tình trạng hiện tại, anh Cường không đáp ứng được điều kiện như trên.
Mới đây, vì cần 10 triệu để gửi về quê, anh đành đánh liều gọi vào dịch vụ vay nhanh trên tờ rơi phát ven đường vào khu công nghiệp. Nhân viên tư vấn tài chính cho biết, mức vay từ 10 - 15 triệu đồng và nhận tiền ngay. Thủ tục đơn giản, chỉ cần chứng minh nhân dân. Tuy nhiên, vì không có thu nhập chính thức, thẻ bảo hiểm y tế, phiếu đóng tiền điện nước chứng minh chỗ ở lâu dài, anh chỉ còn cách vay với lãi suất cao 60% mỗi năm.
Anh Cường là một trong hàng nghìn trường hợp người lao động ở TP. HCM bị giảm giờ làm, mất việc vì nhà máy thiếu đơn hàng. Theo số liệu thống kê của Viện công nhân - công đoàn Việt Nam trong khảo sát 6.200 công nhân ở ba miền cho thấy, trong điều kiện bình thường, thu nhập của mỗi người (gồm lương, phụ cấp, tăng ca, phúc lợi) khoảng 8,74 triệu/ tháng. Tuy nhiên, mức chi tiêu khoảng trên 10 triệu đồng/ tháng. Vậy thu nhập chỉ đáp ứng được khoảng 83% các khoản chi tiêu. Đó là lý do khiến cho gần 60% công nhân không có khoản tích lũy nào.
Đặc biệt, ngay cả khi công nhân có tiền để dành, nếu mất việc thì 11,7% chỉ cầm cự được dưới 1 tháng; 11,7% duy trì được từ 1 đến 3 tháng; 12,7% cầm cự được khoảng 3 tháng. Trong đó, đáng nói hơn là 38% người lao động cho biết đang vay nợ và 14% trong số đó không có khả năng chi trả đúng hạn và dễ sa chân vào tín dụng đen.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu đời sống xã hội cho biết, khoảng 60% trong 400 người lao động ở TP. HCM không có khoản tích lũy. Đặc biệt, người lao động còn gặp khó khăn về tài chính, hơn 40% người lao động tiết kiệm triệt để những khoản chi tiêu, 16% chỉ dùng khoản tiết kiệm, 25% phải vay mượn ở nhiều nguồn. Người đứng đầu của Viện trưởng Nghiên cứu đời sống xã hội cũng nhận định rằng, cuối năm nhiều doanh nghiệp bắt đầu giảm bớt đơn hàng, công nhân lao đao vì Tết sắp đến, phải vay mượn thêm người thân bạn bè. Đặc biệt những người không có khoản thu nhập từ công việc, không có hợp đồng lao động, khó chứng minh được thu nhập sẽ khó tiếp cận được khoản vay lãi suất thấp nên dễ vướng vào tín dụng đen, app cho vay lãi suất cao.
Tín dụng đen xuất hiện xung quanh
Làm quản trị viên của trang nhóm công nhân Bình Dương với hơn 30.000 thành viên, anh Nguyễn Huy Hoàng thường xuyên phải xóa 30 - 50 tin cho vay, app trên nhóm. Mặc dù đã thực hiện nhiều cách để giảm tin nhắn rác nhưng những người cho vay vẫn vào bình luận dưới bài đăng của công nhân than mất việc, thiếu tiền. Mặc dù không muốn vay tiền, nhưng tin nhắn cho vay cứ xuất hiện liên tục khiến họ dễ sa chân vào.
Không chỉ tiếp cận trên mạng xã hội, những người cho vay lãi suất cao còn tiếp cận công nhân ở các khu trọ. Họ nhét card thông tin qua khe cửa, rải đầy trên sàn nhà khu vực công nhân hay nghỉ ngơi, trò chuyện hay dán ở cột điện ven đường. Nhiều người lao động chỉ vay một khoản tiền từ 10 triệu đồng nhưng sau nhiều năm vẫn chưa trả hết. Số tiền đã trả cho chủ nợ đã hơn trăm triệu đồng mà tiền gốc vẫn chưa trả đủ. Nợ cũ chưa xong, nhiều người vẫn tiếp tục vay thêm vài triệu để chi trả cho những khoản phát sinh nguy cấp. Vì thế, người lao động luôn trong tình trạng trả nợ không dứt.
Mặc dù phần lớn người lao động hiểu rõ được tác hại của tín dụng đen, nhưng vì đủ điều kiện để vay lãi suất thấp nên họ đành đánh liều. Hơn nữa, số tiền cần vay không nhiều. Nếu vay ở ngân hàng buộc phải chờ đợi làm thủ tục thẩm định lâu dài. Trong khi, vay lãi suất cao chỉ cần một cuộc gọi là có tiền ngay.
Thượng tướng, Thứ trưởng công an ông Lương Tam Quang cho biết, thủ đoạn của những người cho vay lãi cao là vay không thế chấp, thường xuyên dụ dỗ, lôi kéo người lao động vay tiền trực tiếp hoặc thông qua ứng dụng, mạng xã hội với lãi cao bất thường. Một số trường hợp vay lãi suất cao khoảng từ 90 - 100% mỗi tháng, thậm chí từ 700 - 1000%/ tháng. Chúng thường sử dụng thủ đoạn đe dọa, khủng bố, chiếm đoạt tiền lương qua tài khoản ngân hàng của người lao động.
Nhằm hạn chế tình trạng vay lãi suất cao, một số ngân hàng đã triển khai dịch vụ vay tín dụng trị giá 20.000 tỷ đồng cho người lao động, công nhân. Mỗi mức vay lên đến 70 triệu với lãi suất thấp.
Ms. Công nhân (Tổng hợp)