Vì sao lao động xuất khẩu từ Hàn Quốc về nước khó tìm việc làm?
24.04.2017 6197 bientap
Mỗi năm có hàng nghìn lao động xuất khẩu từ Hàn Quốc trở về nước. Tuy nhiên lực lượng lao động này lại rất khó tìm được việc làm phù hợp. Chính điều này đã khiến cho tỷ lệ “lao động chui” tại Hàn Quốc ngày càng gia tăng.
Ảnh nguồn Internet
Theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh & Xã Hội, từ khi thực hiện chương trình EPS, trong 12 năm qua, đã có trên 90.000 lượt lao động Việt Nam được đưa sang Hàn Quốc làm việc. Song song với đó, mỗi năm cũng có hàng nghìn lao động hết thời hạn phải quay về nước. Tuy nhiên, lực lượng lao động này sau khi về nước rất khó tìm được việc làm.
Tháng 1/2017, sau 5 năm làm việc tại Hàn Quốc, anh Nguyễn Hữu Hiền (quê ở Thanh Hóa) trở về nước. Sau thời gian sum vầy với gia đình, hai tháng sau, anh Hiền cảm thấy mất phương hướng vì không thể tìm được việc làm. Thế là sau một thời gian “ăn không ngồi rồi” anh buộc phải khăn gói vào TP.Hồ Chí Minh với mong muốn tìm được một công việc phù hợp.
“Thời gian đầu sau khi về nước, khi đi phỏng vấn xin việc tôi luôn đề nghị mức lương 9 – 10 triệu đồng/ tháng nhưng không được bất cứ công ty nào chấp nhận. Mặc dù có tay nghề cao nhưng tôi đành phải chấp nhận công việc với mức lương 6 – 7 triệu/ tháng vì không có công ty nào trả cao hơn” – chị Huỳnh Phước Sang - ở TP.HCM cho biết.
Ảnh nguồn Internet
Một số lao động Hàn Quốc sau khi về nước cũng đã thử sức vào con đường kinh doanh. Tuy nhiên với một lĩnh vực tay ngang như thế, không có nhiều người có thể thành công.
Với số vốn tích góp được sau thời gian làm việc tại Hàn Quốc, về nước, anh Nguyễn Hữu Bá – Nghệ An mở quán bán cà phê ở quê nhà. Không có nhiều kinh nghiệm quản lý cộng với thị trường cạnh tranh khá gay gắt, việc kinh doanh dần dần thua lỗ buộc anh Bá phải đóng quán và loay hoay tìm công việc khác để mưu sinh.
Xem thêm: Cơ hội xuất khẩu lao động Hàn Quốc năm 2017 thuộc về ai?
Chính việc khó xin được việc làm khi về nước nên nhiều lao động Việt Nam khi hết thời hạn làm việc tại Hàn Quốc đã quyết định bỏ trốn để “lao động chui”. Tính đến hết tháng 12/2016, trong số 40.000 lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc thì có đến 39% trong số này – tương đương với 16.000 lao động đang cư trú và làm việc bất hợp pháp. Về lâu dài, nếu lực lượng “lao động chui” tăng cao, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác xuất khẩu lao động giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc và nhiều lao động Việt Nam sẽ không có cơ hội sang làm việc tại “xứ sở kim chi”.
Nguyên nhân chính khiến nhiều lao động Hàn Quốc về nước không thể tìm được Việt Nam phù hợp là do yêu cầu mức lương khá cao. Nhiều nhà tuyển dụng cho biết, lao động từ Hàn Quốc trở về nước có tay nghề làm việc tốt, tác phong làm việc chuyên nghiệp, lại có vốn tiếng Hàn, tuy nhiên, việc yêu cầu mức lương khá cao so với mặt bằng lương chung tại thị trường Việt Nam khiến nhiều lao động khó tìm được việc làm như mong muốn. Tại Bình Dương, nhiều công ty có vốn Hàn Quốc chỉ có thể chi trả mức lương 500USD cho các vị trí như: tổ trưởng, nhân viên kinh doanh, phiên dịch viên… thế nhưng, nhiều lao động từ Hàn Quốc về vẫn chế thấp.
Hình ảnh về phiên giao dịch việc làm cho lao động trở về từ Hàn Quốc
Nhận thấy nhu cầu tìm việc của nhiều lao động trở về Hàn Quốc, các phiên giao dịch việc làm đã được mở ra. Tại phiên giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh mới đây, đã có gần 30 công ty Hàn Quốc có nhu cầu tuyển lao động với khoảng 3.000 việc làm. Trung tâm lao động ngoài nước cũng đã phối hợp với nhiều địa phương tổ chức các phiên giao dịch việc làm để tạo cơ hội tìm việc làm cho nhiều lao động từ Hàn Quốc về nước.
Với lực lượng lao động xuất khẩu từ Hàn Quốc về nước, lao động cần phải nhận thức được rằng, thị trường làm việc tại Việt Nam và Hàn Quốc là khác nhau nên mặt bằng lương cũng sẽ có sự chênh lệch khá xa. Do đó, nếu muốn tìm được việc, lao động phải chuẩn bị tâm lý để thích nghi với môi trường làm việc của Việt Nam với một mặt bằng lương thấp hơn thì mới có thể tìm được việc làm.
Bạn đang tìm các công ty Hàn Quốc tuyển dụng? Hãy truy cập website việc làm Tuyencongnhan.vn
Ms.Công nhân