Việt Nam đang khan hiếm Phiên dịch viên chuyên nghiệp - có đúng vậy không?
16.07.2018 2801 hongthuy95
Việc Việt Nam gia nhập WTO và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới kéo theo nhu cầu tuyển dụng phiên dịch viên (PDV) ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cung không đủ cầu, khi mà số lượng PDV chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng (NTD) cả về số lượng lẫn chất lượng là rất ít.
Việt Nam có đang khan hiếm phiên dịch viên chuyên nghiệp?
Khan hiếm Phiên dịch viên chuyên nghiệp
Có 2 lý do chính khiến tình trạng thiếu hụt PDV tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Cụ thể:
- Việt Nam trở thành thành viên của nhiều tổ chức thế giới và ký nhiều hiệp định thương mại quốc tế mở ra cơ hội hợp tác và đầu từ mạnh mẽ từ các nước vào Việt Nam.
- Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhu cầu mở rộng thị trường sang các quốc gia khác để tìm kiếm cơ hội phát triển và hội nhập.
Nhìn qua các tin việc làm trên Tuyencongnhan.vn (website việc làm nhà máy, khu công nghiệp) có thể thấy nhu cầu tuyển dụng phiên dịch viên là rất lớn, nhất là phiên dịch viên tiếng Anh, Nhật, Trung, Hàn,… làm việc tại các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, các nhà máy, công xưởng hay công ty du lịch,… Tuy nhiên, lượng hồ sơ đáp ứng đủ các điều kiện mà NTD đưa ra không nhiều. Do đó, đã có trường hợp tin đăng tuyển đã được vài tháng nhưng doanh nghiệp vẫn chưa tuyển được người vừa ý.
Rất nhiều tin tuyển dụng phiên dịch viên tiếng Hàn, Trung, Nhật trên Tuyencongnhan.vn
Vì sao lại khan hiếm Phiên dịch viên chuyên nghiệp?
- Tiêu chuẩn tuyển dụng khắt khe
Hầu hết các NTD đều đưa ra tiêu chuẩn ứng viên ứng tuyển vào vị trí PDV tại doanh nghiệp phải đáp ứng tối thiểu 3 tiêu chí gồm: thông thạo tiếng, tốt nghiệp Đại học và đã có kinh nghiệm làm việc ít nhất là 1 năm nhưng thực tế thì số lượng này lại không nhiều. Đây là một trong những nguyên do thứ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến việc sàng lọc hồ sơ.
Về sau, để tuyển được người, nhiều doanh nghiệp đã hạ yêu cầu xuống, không còn bắt buộc phải có bằng cấp ĐH, thậm chí nhiều nơi không yêu cầu kinh nghiệm, chỉ cần thông thạo tiếng và am hiểu về lĩnh vực chuyên môn có liên quan. Dù vậy, hiện vẫn không thể phủ nhận rằng việc đi tìm PDV đáp ứng được yêu cầu công việc vẫn gặp rất nhiều khó khăn và rơi vào tình trạng “đãi cát khó tìm vàng”.
"Nhân lực nghề phiên dịch: vì sao đãi cát khó tìm vàng?"
- Số lượng nhiều nhưng Chất lượng ứng viên chưa đảm bảo
Kỹ năng ngôn ngữ và nhận thức về văn hóa, kiến thức chuyên ngành là điều mà các tổ chức, công ty đa quốc gia cũng như các ngành nghề liên quan đang tìm kiếm ở ứng viên. Thực tế cho thấy, không ít ứng viên có trình độ ngoại ngữ cao, thông thạo ngôn ngữ phiên dịch nhưng kiến thức về văn hóa, trình độ chuyên môn lại chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vậy nguyên nhân là do đâu?
- Suy nghĩ sai lầm về việc chỉ cần thành thạo ngôn ngữ là có thể làm PDV của nhiều bạn trẻ kéo theo tình trạng người người học tiếng để tìm kiếm công việc phiên dịch với mức thu nhập cao, trong khi chưa thực sự tìm hiểu và đào sâu về các lĩnh vực chuyên ngành cần phiên dịch như công nghệ thông tin, y tế, giáo dục,… dẫn đến chất lượng bản dịch không đảm bảo, dịch sai gây hiểu lầm và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chung
- Số lượng các trường đào tạo chính quy nghề phiên dịch trên cả nước rất ít, thậm chí số chỉ tiêu của mỗi trường cũng không nhiều, trong khi các trung tâm đào tạo cấp chứng chỉ nghề lại “mọc” không kiểm soát dẫn đến số lượng phiên dịch viên nhiều nhưng chất lượng lại không đồng đều, khó đáp ứng yêu cầu chất lượng của doanh nghiệp
- Bản thân người phiên dịch không chịu tự học hỏi, tìm tòi các kiến thức mới, kiến thức chuyên môn, chuyên sâu liên quan cũng như kiến thức văn hóa - xã hội khác theo sự phát triển của xã hội dẫn đến thiếu sự cập nhật các từ ngữ, thuật ngữ chuyên ngành gây khó khăn trong quá trình dịch, chất lượng công việc không đảm bảo, mức độ đào thải cao.
Cầu cao nhưng chất lượng nguồn cung chưa đảm bảo khiến tình trạng khan hiếm phiên dịch viên chuyên nghiệp vẫn còn tiếp diễn
Theo thống kê, riêng TP.HCM mỗi năm có nhu cầu tuyển mới khoảng 1.000 biên-phiên dịch cho các ngành nghề thuộc nhóm ngành khoa học xã hội. Nguồn cầu lớn nhưng bất cập về chất lượng của nguồn cung vẫn là bài toán khó cần được giải quyết...
Ms. Công nhân