Việt Nam hưởng lợi khi trở thành cứ điểm sản xuất laptop, điện thoại toàn cầu

21.01.2021 1470 hongthuy95

Có đến gần 300 doanh nghiệp từ các nước trên thế giới đang có kế hoạch đầu tư mới, mở rộng đầu tư hay tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư tại Việt Nam qua nhiều dự án có vốn đầu tư đăng ký lên đến hàng chục tỉ USD. Trong đó, nổi bật là những “ông lớn” mảng điện tử, công nghệ như Samsung, LG, Microsoft, Foxconn hay mới đây nhất là Apple…

việt nam hưởng lợi khi trở thành cứ điểm sản xuất laptop, điện thoại toàn cầu
Hàng loạt FDI công nghệ đầu tư vào Việt Nam

Làn sóng đầu tư công nghệ mới phủ khắp cả nước

Ngày 18/1 vừa qua, Bắc Giang đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Nhà máy Fukang Technology tại KCN Quang Châu do Foxconn thực hiện với vốn đầu tư 270 triệu USD (tương đương khoảng 6.233 tỷ đồng) – sản xuất máy tỉnh xác tay (laptop), máy tính bảng cho Apple, quy mô khoảng 8 triệu sản phẩm/ năm. Trước đó, Tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn) tại Việt Nam (công ty mẹ của Foxconn Singapore PTE Ltd) đã đầu tư vào nước ta từ năm 2007, mở đầu là 2 nhà máy đầu tiên ở Bắc Ninh và Bắc Giang. Tính đến tháng 12/2020, tổng vốn đầu tư của Foxconn tại Việt Nam đã lê đến 1,5 tỉ USD và dự kiến năm 2021 sẽ đầu tư thêm khoảng 700 triệu USD vào riêng tỉnh Bắc Giang. Mặt khác, Foxconn mới đây cũng thành lập đoàn khảo sát đến tìm hiể và nghiên cứu cơ hội đầu tư sản xuất thiết bị điện tử tại Thanh Hóa.

Đặc biệt, không thể không nhắc đến Samsung, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với 17.363 tỉ USD (tính đến giữa năm 2020). Bên cạnh các dự án cũ, Tập đoàn này cũng liên tục mở rộng đầu tư, đầu tư mới nhiều dự án lớn khác, gồm: 2 nhà máy sản xuất điện thoại, thiết bị di động ở Bắc Ninh và Thái Nguyên – Tổ hợp nhà máy tại khu công nghệ cao Tp.HCM – Trung tâm nghiên cứu và phát triển ĐTDĐ Samsung Việt Nam (SVMC) – Trung tâm nghiên cứu và phát triển mới quy mô lớn nhất Đông Nam Á tại Hà Nội (đang xây dựng và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022)…

Chưa hết, hàng loạt các nhà đầu tư lớn cũng có kế hoạch mở rộng đầu tư, đầu tư mới hay tìm hiểu và nghiên cứu đầu tư vào Việt Nam. Chẳng hạn như:

- Bắc Giang tiếp tục được “chọn mặt gửi vàng” khi được Ja Solar Investment (Hồng Kông) Limites đầu tư dự án Công nghệ tế bào quan điện Ja Solar PV Việt Nam; Risesun Invesstment Pte.Ltd (Singapore) thành lập 2 nhà máy là Risesun New Material Việt Nam và Kodi New Material Việt Nam. Được biết, các dự án này đều sản xuất thiết bị trong lĩnh vực điện, điện tử.

- Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam sẽ thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin ở Đà Nẵng

- Tập đoàn Pegatron (Đài Loan) chuyên cung ứng linh kiện cho Apple, Sony, Lenovo, Microsoft… đầu tư dự án thứ 2 vào Hải Phòng sau dự án đầu tiên hồi tháng 3, nâng tổng vốn đầu tư cho 2 dự án lên 500 triệu USD

- Công ty TNHH Hansol Electronics Việt Nam thuộc Tập đoàn Hansol Technics (Hàn Quốc), chuyên sản xuất, gia công và lắp ráp linh kiện điện tử cung ứng cho Samsung được cấp phép đầu tư 2 dự án vào tỉnh Đồng Nai với số vốn đầu tư 100 triệu USD

- Ngoài ra, nước ta cũng đang tiếp tục đón nhận nhiều làn sóng đầu tư dây chuyền công nghệ của hàng loạt “ông lớn” khác như Canon, Nokia, Intel, Microsoft…

việt nam hưởng lợi khi trở thành cứ điểm sản xuất laptop, điện thoại toàn cầu
Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam với hơn 17.000 tỉ USD 

Hàng loạt sản phẩm điện tử, công nghệ “made in Việt Nam”

Trên tờ Nikkei Asia có bài phân tích chi tiết vào cuối tháng 9/2020 cho hay, đến năm 2030, một nửa số laptop được bán ra trên toàn cầu sẽ được sản xuất bởi các quốc gia Đông Nam Á. Trong đó, hàng loạt dự án lớn được sản xuất tại Việt Nam.

Thêm nữa, việc các “ông lớn” công nghệ như Foxconn, Samsung hay Apple mạnh tay rót vốn “khủng” đã giúp tạo tiền đề, thu hút làn sóng đầu tư mới vào nước ta trong tương lai gần. Bằng chứng là rất nhiều các doanh nghiệp FDI mảng điện tử, công nghệ quyết định dịch chuyển đầu tư từ nhiều quốc gia khác đến Việt Nam trong thời gian gần đây.  

Thống kê từ Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, hiện có gần 300 doanh nghiệp từ các nước trên thế giới đang có kế hoạch đầu tư mới, mở rộng đầu tư hay tìm hiểu và nghiên cứu đầu tư vào nước ta.

Như vậy, có thể nói rằng, Việt Nam đang từng bước trở thành cứ điểm sản xuất điện tử, công nghệ, nổi bật nhất là ĐTDĐ, Laptop toàn cầu. Điều đáng nói hơn cả là nhiều dự án tuy vốn đầu tư nước ngoài nhưng toàn bộ nhân sự từ lãnh đạo cấp cao đến quản lý, kỹ sư và lao động phổ thông đều là người Việt.

Việt Nam hưởng lợi lớn khi trở thành cứ điểm sản xuất công nghệ toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài manh nha ý định đầu tư vào Việt Nam từ trước bởi lợi thế nguồn lao động dồi dào - trẻ - rẻ - cạnh tranh, rồi hỗ trợ từ chính quyền, khuyến khích thương mại, ưu đãi thuế quan, quan tâm của doanh nghiệp hay an ninh tốt, tránh căng thẳng do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (với các doanh nghiệp Mỹ). Thêm nữa, việc Việt Nam chống dịch tốt cũng giúp nâng cao uy tín và vị thế về một đất nước an toàn và thân thiện, tạo thiện cảm lớn cho bạn bè quốc tế toàn cầu, thêm một điểm cộng khi xem xét tiềm năng đầu tư sinh lợi cùng phát triển.

Như vậy, khi làn sóng đầu tư FDI công nghệ nói riêng và nhiều mảng lớn khác vào Việt Nam sẽ tạo ra hàng triệu việc làm cho lao động cả nước, tạo thu nhập, ổn định cuộc sống; hoạt động sản xuất quy mô lớn góp vào GDP tỉnh nhà hay quốc gia một lượng khủng, đưa kinh tế tỉnh đó phát triển vượt bậc. Điển hình như Bắc Ninh, chính nhờ Samsung đổ vốn 34 tỉ USD đẩy tỉnh này phát triển mạnh mẽ nhất khu vực về lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp, trở thành đô thị loại 1 cách đây hơn 3 năm.

Ngoài ra, khi tham gia vào dây chuyền sản xuất các sản phẩm chính của các Tập đoàn như Samsung, Apple, Foxconn giúp tạo ra nhiều lao động từ phổ thông đến trung, cao cấp, quản lý, lãnh đạo chất lượng cao, có kinh nghiệm, được đào tạo và chuyển giao công nghệ từ những trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ mới hay môi trường làm việc thực tế; bao gồm cả trí tuệ nhân tạo (AI), Công nghệ di động 5G, dữ liệu lớn (big data)…

Mặt khác còn tạo điều kiện ra đời và hợp tác lâu dài khi trở thành các vendor cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phụ trợ đi kèm…

việt nam hưởng lợi khi trở thành cứ điểm sản xuất laptop, điện thoại toàn cầu
Hàng triệu lao động việc sẽ có việc làm ổn định trong tương lai

 

Nhiều chuyên gia khẳng định, Việt Nam ngày càng trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn của các FDI nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Âu, Mỹ, tạo điều kiện trở thành cứ điểm sản xuất thiết bị điện tử, công nghệ toàn cầu.

(Theo Báo Thanh Niên)

4.2 (902 đánh giá)
Việt Nam hưởng lợi khi trở thành cứ điểm sản xuất laptop, điện thoại toàn cầu Việt Nam hưởng lợi khi trở thành cứ điểm sản xuất laptop, điện thoại toàn cầu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lịch nghỉ Tết 2025 chính thức cho người lao động

Lịch nghỉ Tết 2025 chính thức cho người lao động

Như thường lệ, Vieclamnhamay.vn tổng hợp thông tin chính thức về lịch nghỉ Tết năm 2025, gồm lịch nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán để Người lao đ...

21.11.2024 81

Chi đến 20 tỷ đưa 42.000 công nhân giày dép đi du lịch Đà Lạt từ tháng 9

Chi đến 20 tỷ đưa 42.000 công nhân giày dép đi du lịch Đà Lạt từ tháng 9

Chia sẻ với truyền thông, đại diện công ty giày dép quy mô lớn tại Đồng Nai xác nhận, doanh nghiệp này đang có kế hoạch đưa 42.000 công nhân của mình...

08.08.2024 350

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Hằng năm, cứ đến ngày 8-3, công ty X sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, cũng là ngày tôn vinh những nữ công nhân xuất sắc, vừa đảm việc c...

08.03.2024 415

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Như thông lệ, ngày làm việc đầu tiên sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, công ty Taekwag Vina đều tổ chức họp mặt và lì xì cho toàn thể người lao động. Năm 20...

16.02.2024 939