21 Lỗi kế toán cần tránh khi làm báo cáo tài chính

07.01.2019 1438 bientap

Tùy theo quy định của mỗi doanh nghiệp mà định kỳ hàng tháng – quý – bán niên – năm, bộ phận kế toán sẽ lập báo cáo tài chính để tổng kết tình hình kinh doanh của đơn vị. Bài viết này, hãy cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu 21 lỗi kế toán cần tránh khi làm báo cáo tài chính.

21 Lỗi kế toán cần tránh khi làm báo cáo tài chính
 Khi làm báo cáo tài chính, kế toán nên lưu ý điều gì?

► Vì sao cần phải lập báo cáo tài chính?

Hệ thống báo cáo tài chính được nhân viên kế toán lập ra định kỳ với mục đích:

- Tổng hợp toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, cung cấp thông tin tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị - đánh giá hiệu quả của các kế hoạch đã đề ra.

- Làm thông tin định hướng để lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản lý, điều hành hợp lý.

Việc lập báo cáo tài chính sẽ do bộ phận kế toán của các công ty đảm trách với sự tham gia của các kế toán viên. Để doanh nghiệp không bị xử phạt hành chính, nhân viên kế toán cần phải tránh các lỗi liên quan đến quá trình làm và nộp báo cáo tài chính.

21 Lỗi kế toán cần tránh khi làm báo cáo tài chính
Nhân viên kế toán cần tránh các lỗi khi làm báo cáo tài chính

► 21 Lỗi kế toán cần tránh khi làm báo cáo tài chính

Theo quy định tại Nghị định 41/ 2018 của Chính phủ:

STT

Lỗi vi phạm

Mức phạt

1

 Nộp báo cáo tài chính chậm dưới 3 tháng so với thời hạn cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

5 – 10 triệu đồng

2

 Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 3 tháng so với thời hạn

3

 Nộp báo cáo tài chính chậm từ 3 tháng trở lên so với thời hạn cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

10 – 20 triệu đồng

4

 Công khai báo cáo tài chính chậm từ 3 tháng trở lên so với thời hạn quy định

5

 Lập báo cáo tài chính không đúng biểu mẫu quy định, không đầy đủ nội dung cần thiết

6

 Trong báo cáo tài chính không có chữ ký xác thực của người lập, kế toán trưởng, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán hoặc phụ trách kế toán.

7

 Công khai thông tin báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định

8

 Nộp báo cáo tài chính không đính kèm báo cáo kiểm toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (với trường hợp pháp luật quy định phải nộp cùng báo cáo kiểm toán)

9

 Công khai báo cáo tài chính không đính kèm báo cáo kiểm toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (với trường hợp pháp luật quy định phải công khai cùng báo cáo kiểm toán)

10

 Lập báo cáo tài chính không khớp với số liệu ghi nhận trong sổ kế toán, chứng từ kế toán.

20 – 30 triệu đồng

11

 Số liệu, thông tin khai trong báo cáo tài chính là sai sự thật.

12

 Cung cấp, công bố số liệu của các báo cáo tài chính trong một kỳ kế toán không đồng nhất.

13

 Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính cần thiết theo quy định

20 – 40 triệu đồng

14

 Sử dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định chuẩn, trừ trường hợp sử dụng mẫu riêng đã được Bộ Tài chính chấp thuận.

15

 Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

40 – 50 triệu đồng

16

 Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

17

 Không lập báo cáo tài chính theo quy định

40 – 60 triệu đồng

18

 Lập – trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán – chuẩn mực kế toán

19

 Ép buộc hoặc thỏa thuận với người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự)

80 – 100 triệu đồng

20

 Làm báo cáo tài chính giả, khai man số liệu (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự)

21

 Cố ý, ép buộc hoặc thỏa thuận với người khác cung cấp, xác nhận thông tin – số liệu kế toán sai sự thật (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự)

► Làm thế nào để khắc phục các lỗi đã vi phạm?

Trong trường hợp đã lỡ mắc phải một trong các lỗi trên, nhân viên kế toán cần:

- Với lỗi vi phạm số 8, 9: tiến hành nộp - công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính.

- Với lỗi sỗ 10, 17, 18: tiến hành lập – trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ - chuẩn mực kế toán đã được pháp luật quy định.

- Với lỗi số 19, 20, 21: phải tiêu hủy báo cáo tài chính giả mạo, khai man.

Để tránh những rủi ro trong nghề kế toán, trong quá trình làm việc, nhân viên kế toán cần tìm hiểu kỹ càng các kiến thức pháp luật và tuân thủ đúng để không làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin được Vieclamnhamay.vn chia sẻ trong bài viết này sẽ hữu ích với các bạn đang làm nghề lẫn ứng viên đang tìm việc kế toán.

Ms. Công nhân

4.7 (927 đánh giá)
21 Lỗi kế toán cần tránh khi làm báo cáo tài chính 21 Lỗi kế toán cần tránh khi làm báo cáo tài chính

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đôi ba ước mong của chị em chúng mình với 1 nửa thương yêu

Đôi ba ước mong của chị em chúng mình với 1 nửa thương yêu

Người ta hay nói “thương thay phận má hồng”, ý bảo số phụ nữ khổ cực hơn đàn ông. Bỏ qua những chị em cá tính, mạnh mẽ, chị em chúng tôi dành nhiều sự...

04.03.2025 888

Làm công nhân ổn định mà, sao phải tự ti?

Làm công nhân ổn định mà, sao phải tự ti?

“Làm công nhân thì đã sao? Công nhân mà lương cả chục triệu một tháng thì hơn cả khối việc văn phòng. Tôi làm công nhân, nghề da giày, tuần nghỉ 1 ngà...

04.03.2025 800

Vì Phụ nữ là để YÊU THƯƠNG!!!

Vì Phụ nữ là để YÊU THƯƠNG!!!

Được ưu ái gọi là “phái yếu”, “phái đẹp” là thế nhưng không ít chị em phụ nữ đang phải gồng gánh cuộc sống với áp lực cơm áo gạo tiền mỗi ngày. Họ bươ...

04.03.2025 1026

Kiếm thêm tiền triệu mỗi ngày với nghề môi giới việc làm cho công nhân

Kiếm thêm tiền triệu mỗi ngày với nghề môi giới việc làm cho công nhân

Khi nhà máy mọc lên ngày càng nhiều, các doanh nghiệp quy mô xuất hiện ngày càng đông thì nhu cầu nhân lực sẽ ngày càng lớn, nhất là nhóm LĐPT. Bắt nh...

26.02.2025 280