25 Nguyên tắc dịch thuật đúc kết từ những dịch giả nổi tiếng
29.08.2018 3977 hongthuy95
Bạn là Phiên dịch viên (PDV) mới vào nghề và gặp khó khăn khi phiên dịch? Bạn loay hoay chưa tìm được cách dịch chuẩn để tạo ấn tượng với khách hàng? Bài viết này, Vieclamnhamay.vn xin chia sẻ 20 nguyên tắc dịch thuật được đúc kết từ những dịch giả nổi tiếng để bạn tham khảo và áp dụng.
Bạn có biết những nguyên tắc dịch thuật cơ bản của các dịch giả nổi tiếng là gì?
Dịch giả nổi tiếng – Họ là ai?
Arunava Sinha, Alison Anderson, Humphrey Davies hay Jonathan Wright… là những dịch giả nổi tiếng mà Tuyencongnhan.vn muốn chia sẻ đến bạn - những PDV trẻ mới vào nghề. Họ là những người có nhiều năm kinh nghiệm dịch thuật với các cặp ngôn ngữ dịch khác nhau như Ả Rập - Anh, Pháp - Anh...; họ được công nhận và đạt được những thành công nhất định trong nghề như được vinh danh trong các giải Dịch thuật thế giới, được trao giải Nobel hay xuất bản cuốn sách dịch…
Do đó, những gì họ đúc kết được qua nhiều năm trong nghề về kinh nghiệm dịch thuật, làm thế nào để dịch đúng - đủ và chuẩn nhất để vừa mang lại sự thành công cho buổi dịch, vừa tạo ấn tượng và sự hài lòng cho khách hàng, mở rộng các mối quan hệ, tạo tiền đề cho quá trình thăng tiến trong tương lai... sẽ là những "nguồn tư liệu vàng" giúp ích rất nhiều cho bản dịch của những PDV trẻ non tay.
Một PDV chuyên nghiệp luôn mang lại những bản dịch chất lượng nhất, làm hài lòng khách hàng
Những nguyên tắc dịch thuật cơ bản nhất cho PDV
Dưới đây là những nguyên tắc dịch thuật được các dịch giả nổi tiếng cho là quan trọng đối với những người làm công việc chuyển ngữ:
1. Hãy chắc chắn rằng bạn đủ tự tin để dịch và dịch một cách hoàn hảo.
2. Đừng chỉ đọc dòng chữ trên giấy, hãy lắng nghe tiếng nói trong đầu mình
3. Hãy dịch đi dịch lại câu đầu tiên cho đến khi bạn thấy nó nhập được vào mạch văn.
4. Hãy dịch nháp thật nhanh khi bạn nghĩ mình đã bắt được mạch văn và cảm xúc của tác giả. Bạn sẽ không thể giữ được cái cảm nhận đó lâu đâu.
5. Hãy in bản nháp ra và sửa nó bằng bút đỏ. Trên giấy bạn sẽ thấy lỗi và sự không mạch lạc rõ ràng hơn.
6. Đừng để mình bị kẹt lại ở những chỗ khó. Hãy để nguyên đó và quay lại dịch sau.
7. Nếu cần thiết thì hãy dịch thô trước, nhưng đừng bỏ sót chi tiết nào.
8. Đừng bao giờ dịch hết ý nghĩa của từng từ: hãy giữ lại một vài từ hay cụm từ khó dịch để tạo bản sắc văn hóa cho văn bản, và đảm bảo rằng người đọc vẫn hiểu được nghĩa của chúng dựa trên ngữ cảnh.
9. Hãy trung thành trong bản nháp đầu. Chỉ sửa lại một ít cho câu văn mượt mà thôi. Đừng trở thành một người biên tập.
10. Đừng ngộ nhận rằng tác giả là người biết tuốt, hãy kiểm tra lại các sự kiện, đôi lúc bạn có thể tìm thấy vài lỗi nhỏ đấy.
11. Kiểm tra, kiểm tra lại, và kiểm tra tiếp. Sử dụng tất cả những công cụ mà bạn có, từ điển, Wikipedia, Google, dân bản địa, tác giả - bất cứ cách nào.
12. Đừng phân tích quá nhiều. Hãy để nguyên những chỗ mập mờ và thiếu chắc chắn.
Hãy không ngừng học hỏi, rèn luyện, trau dồi và hoàn thiện kỹ năng phiên dịch của bản thân để mang lại những bản dịch chất lượng nhất
13. Lúc dịch lại lần 2 thì đừng nhìn vào bản gốc. Thay vào đó, hãy coi như bạn đang viết ở ngôn ngữ đích.
14. Khi sửa lại bản dịch thì đừng nhìn vào bản gốc.
15. Sau khi dịch và sửa lại một lần, hãy chờ vài tháng trước khi quay lại sửa tiếp.
16. Hãy chỉ dịch mỗi lần 5 trang mà thôi. Nghỉ ngơi thường xuyên và làm gì đó không liên quan đến ngôn ngữ.
17. Hãy tạo ra 3 bản dịch nháp, để đó một tháng rồi tiếp tục dịch lần thứ tư.
18. Bạn phải yêu bản cuối cùng, nhưng không được chủ quan với nó. Hãy nghi vấn mọi thứ, dừng lại để chiêm ngưỡng, hãy khó tính, hãy thất vọng, và hãy yêu lại bản gốc một lần nữa thông qua bản dịch.
19. Hãy thử thách độc giả. Đừng làm mọi thứ trở nên quá rõ ràng. Bạn có thể giải thích một chút về văn hóa đủ để cho câu chuyện tiếp diễn suôn sẻ.
20. Hãy cân nhắc yếu tố thời đại trong văn bản. Các thời đại khác nhau sẽ sử dụng các ngôn ngữ khác nhau.
21. Nếu bạn băn khoăn về một từ, một cụm từ nào đó không có trong từ điển thông thường. Hãy nhớ đến chúng và tra cứu trong nhiều từ điển khác nhau, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Một ngày nào đó, các dịch giả khác sẽ coi bạn như là ân nhân của họ.
22. Đừng hỏi ý kiến của những người bản ngữ ít đọc và có vốn hiểu biết hạn chế.
23. Luôn tôn trọng ý đồ của tác giả, mặc dù bạn có thể linh hoạt với từ ngữ, câu cú và mạch văn.
24. Hãy hỏi tác giả thật nhiều, dù làm như vậy là bạn đang thử thách lòng kiên nhẫn của họ.
25. Đừng dịch cái gì cả nếu bạn chưa ký được hợp đồng.
Phiên dịch là một trong những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay, nhất là trong các doanh nghiệp hợp tác quốc tế hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trau dồi và hoàn thiện kỹ năng dịch thuật không chỉ giúp PDV tự tin hoàn thành buổi dịch, khẳng định thương hiệu; mà còn có ích cho cả những ứng viên tìm việc phiên dịch trong các buổi phỏng vấn ứng tuyển.
Ms. Công nhân