7 Điểm khác biệt giữa Kế toán và Kiểm toán bạn cần biết

25.07.2018 5425 bientap

Nhiều bạn thường nghĩ rằng “Kiểm toán” là tên gọi khác của “Kế toán”, Kiểm toán và Kế toán làm những công việc giống nhau… Thực tế thì Kế toán và Kiểm toán là 2 vị trí có tính chất công việc hoàn toàn khác nhau. Vậy bạn có biết được Kế toán và Kiểm toán khác biệt nhau ở những điểm nào? Hãy cùng Tuyencongnhan.vn đi tìm câu trả lời.

7 Điểm khác biệt giữa Kế toán và Kiểm toán bạn cần biết

Bạn có biết kế toán và kiểm toán khác nhau chỗ nào?

► Tính chất công việc

Kế toán là vị trí công việc đảm nhận nhiệm vụ thu thập, kiểm tra, xử lý, phân tích các giao dịch tài chính của doanh nghiệp.

Kiểm toán là vị trí có trách nhiệm kiểm tra sổ sách, hệ thống chứng từ kế toán của doanh nghiệp để xác nhận tính hợp lý về tình hình tài chính, doanh thu – lợi nhuận của đơn vị kinh doanh; đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật.

► Thời điểm bắt đầu công việc

Công việc của nhân viên kế toán bắt đầu khi các giao dịch tài chính của doanh nghiệp diễn ra.

Kiểm toán viên bắt đầu công việc khi công việc của nhân viên kế toán kết thúc.

► Đối tượng làm việc

Đối với kế toán, đối tượng làm việc là tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Còn kiểm toán sẽ thực hiện công việc của mình dựa trên 4 đối tượng sau:

  • Thực trạng hoạt động tài chính (Đối tượng chung)
  • Tài liệu kế toán (Đối tượng cụ thể)
  • Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính (Đối tượng cụ thể)
  • Hiệu quả và hiệu năng (Đối tượng cụ thể)

7 Điểm khác biệt giữa Kế toán và Kiểm toán bạn cần biết

Đối tượng làm việc là một trong các yếu tố khác biệt giữa kế toán và kiểm toán

► Phương pháp làm việc

Trong công việc của mình, nhân viên kế toán áp dụng 4 phương pháp sau: chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, tính giá, tổng hợp - cân đối kế toán.

Còn với kiểm toán viên sẽ áp dụng 2 phương pháp kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ vào quá trình thực hiện công việc.

► Cơ sở pháp lý

Nhân viên kế toán khi làm việc sẽ phải tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán và Luật kế toán của Việt Nam.

Kiểm toán viên sẽ dựa vào 3 nhóm chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến (GAAS) gồm: nhóm chuẩn mực chung, nhóm chuẩn mực thực hành, nhóm chuẩn mực báo cáo.

► Môi trường làm việc

Nhân viên kế toán chủ yếu thường làm việc cho các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau (tư nhân, nhà nước, FDI) và nhận lương từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Còn nếu là một kiểm toán viên – có thể làm việc tại bộ phận kiểm toán nội bộ của một công ty nào đó; làm kiểm toán độc lập cho các công ty kinh doanh dịch vụ, tư vấn về kiểm toán; hay làm việc cho cơ quan kiểm toán nhà nước.

7 Điểm khác biệt giữa Kế toán và Kiểm toán bạn cần biết

Kiểm toán viên có nhiều lựa chọn môi trường làm việc khác nhau

► Làm báo cáo công việc

Đến định kỳ cuối tháng, cuối quý, cuối năm… nhân viên kế toán sẽ phải làm các loại báo cáo công việc sau đây: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo tài chính – bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Còn với kiểm toán viên, sau khi hoàn thành công việc của mình sẽ thực hiện việc chuẩn bị và trình bày: báo cáo kiểm toán và biên bản kiểm toán.

Với 7 điểm khác biệt về Kế toán và Kiểm toán mà Tuyencongnhan.vn đã chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp bạn phân biệt được rõ ràng hai khái niệm này. Hãy nhớ theo dõi chuyên mục “Tin nghiệp vụ” của Tuyencongnhan.vn để cập nhật các kiến thức, thông tin bổ ích về chủ đề kế toán bạn nhé!

Ms. Công nhân

4.6 (376 đánh giá)
7 Điểm khác biệt giữa Kế toán và Kiểm toán bạn cần biết 7 Điểm khác biệt giữa Kế toán và Kiểm toán bạn cần biết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Nhiều bác tài nói chung, nhất là xế trẻ mới học luật đôi khi bị nhầm lẫn quy định trên các biển báo giao thông dẫn đến vi phạm luật và phải chịu phạt...

13.05.2024 151

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Các công trình xây dựng quy mô, sau khi hoàn thành luôn cần lập và ký biên bản nghiệm thu tương ứng. Vậy có những loại biên bản nghiệm thu công trình...

10.05.2024 103

Danh sách các trường – trung tâm đào tạo ngành Cơ điện tử

Danh sách các trường – trung tâm đào tạo ngành Cơ điện tử

Bạn mong muốn trở thành kỹ sư cơ điện tử, kỹ sư R&D, chuyên viên tư vấn hay lập trình viên và đang tìm kiếm một môi trường đào tạo phù hợp? Vieclamnha...

09.05.2024 33486

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngành - chọn trường cơ điện tử

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngà...

Trong tiến trình phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, ngành cơ điện tử đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy, cơ điện tử luôn là một ngành học...

08.05.2024 10179