Trao cơ hội việc làm cho lao động lớn tuổi, tại sao...
Có không ít doanh nghiệp không muốn tuyển dụn...
04.12.2023 14659
Xem lại buổi livestream chia sẻ sức khỏe tâm thần của công nhân
Vieclamnhamay.vn phối hợp Oxfam của Việt Nam tổ chức buổi livestream chia sẻ sức khỏe tâm thần cho công nhân với sự góp mặt của diễn giả Tiến sĩ Đỗ Thị Lệ Hằng, phòng Tâm lý học Xã hội, Viện Tâm lý học thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
(Nội dung được trích trong buổi chia sẻ của Tiến sĩ Đỗ Thị Lệ Hằng)
Sức khỏe tâm thần (SKTT) người lao động là khái niệm không chỉ nói về sự khỏe mạnh tâm trí mà còn là cảm giác cân bằng, hạnh phúc, trải nghiệm cảm xúc thoải mái, vui vẻ bên trong tâm hồn người lao động. SKTT tốt là khi người đó luôn cảm thấy yêu đời, tích cực, phấn chấn, hài lòng với mọi thứ và thúc đẩy cá nhân sống tốt đẹp hơn, chia sẻ với mọi người nhiều hơn nữa. Ngược lại, nếu SKTT không tốt, người lao động sẽ cảm thấy không muốn chăm sóc bản thân, học tập, làm việc hay thậm chí giao tiếp xã hội.
Ví dụ, công nhân đi làm về cảm thấy bực bội, cáu gắt với con cái, mệt mỏi nên không chăm sóc bản thân, người xung quanh trong gia đình,...
Viện Tâm Lý học đã chứng minh một số dấu hiệu cho thấy SKTT người lao động đang suy yếu như sau:
- Công nhân không muốn làm việc, hợp tác, bàn bạc hay chia sẻ với người xung quanh, đồng nghiệp trong cùng một tổ, dây chuyền,... ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.
- Cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, kiệt sức dẫn đến không muốn giúp đỡ hay nhận sự giúp đỡ từ một người nào,...
- Dễ xung đột, tranh cãi, gây ra mâu thuẫn với đồng nghiệp, tác động xấu đến chất lượng làm việc của tổ, nhóm.
- Cảm thấy thời gian làm việc 8 tiếng mỗi ngày là quá dài, chỉ muốn rút ngắn lại và không tập trung luôn thấy mệt mỏi.
-...
SKTT không tốt biểu hiện ở nhiều loại với các cấp độ khác nhau như: Trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, để biết SKTT của bản thân đang ở mức độ nào, người lao động nên đến cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ, y tá sử dụng công cụ đo lường một cách chuẩn xác. Có nhiều mức độ về SKTT như: Nhẹ, bình thường, nặng và rất nặng.
Tuy nhiên, trước hết, hãy nhận biết các dấu hiệu SKTT bản thân đang gặp phải ngay bên dưới nhé!
Nếu công nhân cảm thấy dấu hiệu căng thẳng xuất hiện kéo dài liên tục từ 2 tuần trở lên, bạn nên có biện pháp xử lý kịp thời. Một số biểu hiện nhận biết tình trạng này như sau:
- Cơ thể: Đau đầu, căng cơ, đau bụng, toát mồ hôi, chóng mặt, ăn uống dễ bị đầy bụng, tức ngực, khó thở, khô miệng, đau dạ dày,...
- Hành vi: Dễ nổi cáu, bực bội, sử dụng chất kích thích nhiều hơn bình thường (rượu bia, thuốc lá), chán ăn hoặc ăn uống vô độ, làm việc không tập trung,...
- Cảm xúc: Lo lắng, buồn bã, chán nản, thờ ơ, cảm thấy vô giá trị với người xung quanh, tội lỗi, mang đến phiền phức cho người xung quanh,...
Căng thẳng thường kèm với tình trạng lo âu, sợ hãi quá mức kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Một số biểu hiện của lo âu như:
- Căng thẳng, lo âu, cảm giác muốn phát điên lên, hụt hơi như sắp chết đến nơi,...
- Run tay chân, đau đầu chóng mặt, đau dạ dày, tê bì,...
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có 5,5% người bị trầm cảm trên toàn cầu. Đặc biệt, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh này ngày càng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cá nhân, gia đình, xã hội,...
Một số biểu hiện của trầm cảm như sau:
- Cảm xúc: Tình trạng chán nản kéo dài, không có động lực làm việc, không muốn làm bất cứ việc gì, mất tất cả hứng thú khi trò chuyện với những người xung quanh hoặc với chính mình, cảm thấy cuộc sống vô nghĩa, bản thân vô dụng, không mang lại giá trị cho xã hội.
- Tâm lý: Cảm giác tội lỗi, tiêu cực với bản thân, không tập trung, trí nhớ kém, giảm sút nghiêm trọng, có ý định tự làm đau bản thân, hay khóc thậm chí muốn tự tử.
- Cơ thể: Luôn ủ rũ, chậm chạp, kém sắc, không còn sức sống, bộc lộ rõ trên khuôn mặt, ngồi một chỗ, không muốn giao tiếp với ai,...
Một trong những dấu hiệu chứng tỏ SKTT của người lao động không tốt là tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài trong 2 tuần liên tiếp. Một số biểu hiện như: Nằm lâu mới ngủ được, tỉnh giấc giữa đêm và thức tới sáng, ngủ không ngon giấc,...
Nếu nhận thấy những dấu hiệu SKTT suy yếu trên đây, người lao động nên nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân gây ra vấn đề và tìm hướng giải quyết phù hợp.
Ai cũng đôi lần gặp phải vấn đề sức khỏe tâm thần trong cuộc đời. Tuy nhiên, khi nhận biết những dấu hiệu bản thân đang gặp phải, người lao động nên tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và tìm hướng giải quyết, xử lý phù hợp. Dưới đây là một số yếu tố tác động, gây ra các triệu chứng căng thẳng, lo âu, trầm cảm cho công nhân thường thấy:
- Áp lực hoàn thành công việc khi đến hạn: Công nhân khi đến hạn giao nộp sản phẩm sẽ phải liên tục tăng ca, làm thêm giờ nên cảm thấy căng thẳng, áp lực,...
- Áp lực tài chính: Là điều mà mỗi người lao động luôn phải đối diện. Việc làm bấp bênh, dễ bị sa thải, thất nghiệp hay lương thấp, không đủ chi trả cho cuộc sống cá nhân, chăm sóc con cái, gia đình,...
- Áp lực ở nơi làm việc: Nếu cơ sở nhà máy xí nghiệp có tinh thần đoàn kết, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, người lao động sẽ cảm thấy tích cực, hoàn thành công việc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một số nơi nội bộ chia rẽ, cá nhân không gắn kết, người lao động sẽ dễ bị cô lập, không hứng thú làm việc,...
- Nơi làm việc bị ô nhiễm tiếng ồn, môi trường bụi bặm, độc hại,... có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, sức khỏe của người lao động nếu gắn bó lâu dài.
- Áp lực mối quan hệ trong gia đình, hàng xóm, người yêu, bạn bè đôi khi ảnh hưởng đến SKTT của người lao động.
….
Khi nhận biết bản thân đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, công nhân nên thực hiện một số giải pháp để điều chỉnh lối sống hằng ngày, phục hồi SKTT tốt hơn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi công việc, hoàn cảnh, điều kiện, mỗi cá nhân có thể lựa chọn hướng giải quyết phù hợp:
- Dành thời gian sắp xếp lại công việc, giảm bớt áp lực, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
- Lựa chọn thời điểm phù hợp chia sẻ với người đồng nghiệp, cấp trên, gia đình những vấn đề đang gặp phải để đưa ra hướng giải quyết.
- Thay đổi suy nghĩ tiêu cực thành tích cực, cố gắng giảm bớt, hạn chế những ý nghĩa lo lắng, bất an, chấp nhận khuyết điểm bản thân, nâng cao sự tự tin bản thân, tập trung vào công việc tốt hơn.
- Dành thời gian chăm sóc bản thân, tập thể dục mỗi ngày 30 phút, thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, dồi dào chất dinh dưỡng,...
- Viết những điều bản thân cảm thấy khó chịu, bực bội lên giấy.
- Ngồi nói chuyện tâm sự những cảm xúc tiêu cực trước gương trong phòng nếu bạn không thể chia sẻ với một ai.
- Tích cực tham gia hoạt động vui chơi, giải trí như đọc sách, nghe nhạc,...
- Tình trạng chưa thuyên giảm có thể đến cơ sở y tế, tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn, trị liệu,...
Trên đây là những chia sẻ của Tiến sĩ Đỗ Thị Lệ Hằng, phòng Tâm lý học Xã hội về vấn đề sức khỏe tâm thần của công nhân. Hy vọng rằng chúng sẽ hữu ích cho người lao động chăm sóc tinh thần, gia tăng chất lượng công việc, thay đổi cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phương Thảo
(Tổng hợp và biên tập từ livestream trên Đời Công Nhân)
Mức lương công nhân vốn ngày thường chỉ đủ lo cho cuộc sống gia đình, Tết đến ai cũng mong chờ tiền thưởng từ công ty để trang trải. Ấy vậy mà tình tr...
26.11.2024 567
Là một trong 8 khoản tiền công nhân có thể được nhận dịp Tết, nhưng một số doanh nghiệp chỉ thưởng khoảng 50.000 - 100.000 đồng khiến người lao động c...
26.11.2024 624
Như thường lệ, Vieclamnhamay.vn tổng hợp thông tin chính thức về lịch nghỉ Tết năm 2025, gồm lịch nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán để Người lao đ...
21.11.2024 458
Chia sẻ với truyền thông, đại diện công ty giày dép quy mô lớn tại Đồng Nai xác nhận, doanh nghiệp này đang có kế hoạch đưa 42.000 công nhân của mình...
08.08.2024 417
Hãy để vieclamnhamay.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
Hãy để vieclamnhamay.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!