Công nhân nhà máy được gì từ bình đẳng giới?

06.07.2022 1049 thanhphuongthaobctt

Công nhân nhà máy được gì từ bình đẳng giới? Giới tính có ảnh hưởng đến việc lương thưởng hay không? Bình đẳng giới trong ngành dệt may, giày da cụ thể như thế nào? Làm thế nào để đưa bình đẳng giới vào nhà máy, xí nghiệp của bạn?... Tất tần tật những điều này sẽ được lý giải trong buổi livestream trên Đời Công Nhân  của Thạc sĩ Nguyễn Đức Nam và Mai Thị Bưởi, giúp người lao động dễ dàng áp dụng vào thực tế đơn giản nhất.

Công nhân nhà máy được gì từ bình đẳng giới?
Công nhân nhà máy được gì từ bình đẳng giới?

Xem lại buổi livestream chia sẻ bình đẳng giới ở nhà máy, xí nghiệp

(Nội dung bài viết được tổng hợp từ ý kiến của Thạc sĩ Nguyễn Đức Nam cùng chị Mai Thị Bưởi tại buổi livestream)

Khái niệm bình đẳng giới là gì?

Bình đẳng giới là định nghĩa chỉ việc tạo cơ hội, điều kiện hưởng thụ quyền lợi về tất cả lĩnh vực như nhau dựa trên sự phân biệt giới tính. Tức là nam và nữ đều có quyền được lựa chọn công việc, vị trí hay làm những việc phù hợp với nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng bản thân mà không chịu sự tác động của bất kỳ định kiến, quan niệm nào. Ví dụ, nữ giới vẫn có thể được học và làm công việc mà nam giới làm như phi công, lập trình máy móc, lái xe,... Còn nam giới vẫn có thể ở nhà nội trợ, làm công việc bếp núc,...

Thực tế về tình trạng bất bình đẳng giới

Hiện nay, theo số liệu thống kê của Chiến lược thúc đẩy bình đẳng giới năm 2022, tỷ lệ nữ giới có việc làm công ăn lương chỉ chiếm 10%, tỷ lệ quản lý doanh nghiệp là nữ cũng dưới 20%. Điều này chứng tỏ thực tế tình trạng bất bình đẳng giới trong doanh nghiệp, khi mà nữ giới không có cơ hội làm những công việc mức lương cao hay đảm nhiệm vị trí quản lý, cấp cao trong đội ngũ quản trị hay Đại biểu Quốc hội. Phụ nữ ít có cơ hội việc làm thu nhập cao và phải làm những việc có rủi ro cao, dễ bị cắt giảm và sa thải nhất.

Có hơn 63% tỷ lệ phụ nữ bị quấy rối tình dục, bạo lực gia đình. Ngoài ra, phụ nữ không có quyền lựa chọn nghề nghiệp bản thân yêu thích. Khi chọn nghề, bé gái được cha mẹ hướng đến làm giáo viên, kế toán, dịch vụ,... còn bé trai thì làm công an, bác sĩ, khoa học công nghệ,... Nam giới luôn được ưu tiên làm công việc có thu nhập cao hơn. Trong khi đó, nữ giới lại phải lựa chọn những ngành có rủi ro cao, thất nghiệp lớn, dễ bị sa thải, mất việc, lương thấp,... Một trong những lý do nữ giới dễ bị các nhà quản lý sa thải nhất là vì họ cho rằng phụ nữ có sức khỏe yếu, thường phải nghỉ để sinh con nên chất lượng công việc không đảm bảo hiệu quả.

Bất bình đẳng giới trong ngành dệt may, giày da như thế nào

Trong ngành giày da, hơn 70% phụ nữ đang phải đối mặt với các vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử,... Cụ thể như trong thời gian nghỉ thai sản, một số nơi không tính lương ở giai đoạn này cho phụ nữ, mặc dù đây là quyền lợi họ xứng đáng được hưởng.

Còn trong ngành may mặc, phụ nữ có thu nhập ít hơn 17% so với nam giới cùng làm vị trí công việc đó. Trong một bộ phận, nam có thể được làm các cấp quản lý, còn nữ phải làm vị trí công nhân, thực hiện cắt may, thu nhập thấp hơn. Đặc biệt, những công nhân nữ thường có nguy cơ bị quấy rối tình dục, đánh đập, bạo hành,... Đời sống vui chơi giải trí của phụ nữ cũng ít được chú trọng, không có hoạt động trò chơi nhiều như nam giới.

Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, 14% tỷ lệ nữ giới bị cắt giảm việc làm, điều chuyển, tạm hoãn hoặc dừng hợp đồng. 

Công nhân nhà máy được gì từ bình đẳng giới?
Tỷ lệ nữ giới đang chịu bất bình đẳng giới trong ngành dệt may cao

Giới tính có ảnh hưởng đến chế độ lương thưởng hay không?

Giới tính là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc xét lương thưởng cho nhân viên. Không ít doanh nghiệp, công ty hiện nay thường đánh giá cao thành tích lao động, cơ hội việc làm cho nam giới nhiều hơn. Nam thường được trao những quyền lợi, chức vụ và cơ hội thăng tiến sự nghiệp nhiều hơn nữ. Một số nơi còn dễ dàng chấp nhận mức lương  đề xuất của nam giới. Trong khi, nữ giới không được quyền đưa ra mức lương cao hoặc khó được quản lý chấp nhận mức thu nhập cao khi đề xuất. Ngoài ra, một số phụ nữ phải lựa chọn làm việc nhà, sinh con, nuôi nấng con cái, thay vì sự nghiệp thăng tiến.

Công nhân sẽ được gì khi đưa bình đẳng giới vào nơi làm việc?

Trong nhà máy, nếu doanh nghiệp đưa bình đẳng giới vào nơi làm việc, công nhân nữ sẽ có cơ hội thăng chức, tăng lương, nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, phát triển sự nghiệp cao hơn.

Khi người lao động nữ được đảm bảo quyền lợi 100%, họ sẽ tập trung vào công việc hơn, gia tăng năng suất công việc, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhiều hơn. Nếu không còn phải chịu đựng, nơm nớp lo sợ về nạn quấy rối tình dục nơi công sở, chắc chắn công nhân nữ sẽ dễ dàng dành trọn tâm huyết cho công việc hơn. Đặc biệt, khi không phải lo con ở nhà không ai lo, ai đón con lúc về hay nguy hiểm xung quanh con,... phụ nữ sẽ yên tâm làm việc và đạt thành tích cao hơn trong công việc.

Với doanh nghiệp áp dụng bình đẳng vào nơi làm việc tỷ lệ công nhân ở lại làm việc hoặc quay lại nhiều hơn. Thậm chí, có nhiều người lao động vẫn ở lại làm việc, dù nhận được mức lương ít ỏi với mong muốn chia sẻ gánh nặng cho công ty.

Muốn đưa bình đẳng giới vào doanh nghiệp, công ty, nhà máy xí nghiệp, công nhân phải làm gì?

Muốn đưa bình đẳng giới vào văn hóa doanh nghiệp, người lao động nên hiểu rõ khái niệm này, đồng thời nghiên cứu thêm thông tin, số liệu để có dẫn chứng cụ thể thuyết phục. Ngoài ra, bạn có thể đưa ra một số ý tưởng như: Nếu như làm việc trong môi trường an toàn, được coi trọng về vấn đề bình đẳng giới, chúng tôi sẽ có những đóng góp gì? Nếu như có cơ hội thăng chức, tăng lương, chúng tôi sẽ có những đóng góp gì? Lợi ích chung của doanh nghiệp là gì?,...

Hãy trao đổi những vấn đề bình đẳng giới với đồng nghiệp, cấp trên, bạn bè,... thông qua nhiều cách như thư góp ý, fanpage công ty, thư điện tử,... Đặc biệt ở mỗi doanh nghiệp đều có quy trình kiến nghị để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Công nhân nên tìm hiểu những người chuyên giải quyết vấn đề về nhân sự để liên hệ các vấn đề này khi cần thiết. Ngoài ra, có thể nắm thông tin liên hệ về địa chỉ email, số điện thoại,... của tổ chức công đoàn của doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề về bình đẳng giới. Đặc biệt, khi ký hợp đồng lao động, công nhân nên đọc kỹ quyền lợi về chế độ thai sản, bảo hiểm,... Để nếu có vấn đề gì, hãy báo ngay với doanh nghiệp nếu phát hiện thiếu sót một số quyền lợi cơ bản. Ngoài ra, nếu phát hiện bất kỳ hành vi nào ảnh hưởng đến bình đẳng giới, người lao động nên lên tiếng vì chính bản thân hay xã hội công bằng, văn minh.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Thạc sĩ Nguyễn Đức Nam và Mai Thị Bưởi đã giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về vấn đề bình đẳng giới, để dễ dàng nâng cao năng suất lao động và giúp doanh nghiệp phát triển hơn nữa trong tương lai.

Phương Thảo

(Tổng hợp và biên tập từ livestream trên Đời Công Nhân)​

4.1 (801 đánh giá)
Công nhân nhà máy được gì từ bình đẳng giới? Công nhân nhà máy được gì từ bình đẳng giới?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lịch nghỉ Tết 2025 chính thức cho người lao động

Lịch nghỉ Tết 2025 chính thức cho người lao động

Như thường lệ, Vieclamnhamay.vn tổng hợp thông tin chính thức về lịch nghỉ Tết năm 2025, gồm lịch nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán để Người lao đ...

21.11.2024 81

Chi đến 20 tỷ đưa 42.000 công nhân giày dép đi du lịch Đà Lạt từ tháng 9

Chi đến 20 tỷ đưa 42.000 công nhân giày dép đi du lịch Đà Lạt từ tháng 9

Chia sẻ với truyền thông, đại diện công ty giày dép quy mô lớn tại Đồng Nai xác nhận, doanh nghiệp này đang có kế hoạch đưa 42.000 công nhân của mình...

08.08.2024 350

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Hằng năm, cứ đến ngày 8-3, công ty X sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, cũng là ngày tôn vinh những nữ công nhân xuất sắc, vừa đảm việc c...

08.03.2024 415

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Như thông lệ, ngày làm việc đầu tiên sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, công ty Taekwag Vina đều tổ chức họp mặt và lì xì cho toàn thể người lao động. Năm 20...

16.02.2024 940