Cảnh báo 4 tác hại của bụi sơn với sức khỏe công nhân và cách phòng tránh

12.04.2022 4003 thanhphuongthaobctt

Nhiều ngành nghề có tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với bụi sơn, tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện những căn bệnh nguy hiểm với sức khỏe. Đáng nói hơn, không ít người lao động chưa biết được tác hại của chúng nên không có biện pháp phòng ngừa, bảo vệ. Vậy tác hại của bụi sơn là gì? Cách phòng tránh như thế nào? Những ngành nghề nào dễ tiếp xúc với bụi sơn nhất... Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết câu trả lời cho những điều này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Vieclamnhamay.vn nhé!

Cảnh báo 4 tác hại của bụi sơn với sức khỏe công nhân và cách phòng tránh
Cảnh báo 4 tác hại của bụi sơn với sức khỏe công nhân.

Bụi sơn là gì?

Bụi sơn là các hạt có kích thước nhỏ, nhưng lại có mùi khó chịu và màu sắc sặc sỡ khác nhau tương ứng với từng loại sơn. Tùy thuộc vào cách người thợ sử dụng sơn mà lượng bụi sơn nhiều hay ít. Nếu dùng chổi quét thủ công, bụi sơn sẽ ít hơn dùng súng phun. Một số nhà máy công nghệ sử dụng buồng sơn hiện đại nên lượng bụi sơn cũng giảm đi.

Dẫu vậy, bụi sơn vẫn chứa hàng tỷ chất độc hại nguy hiểm và dễ bay hơi vào không khí, tạo mùi hôi khó chịu. Dù đã quét bằng chổi hay không nhìn thấy chúng, những chất độc hại trong sơn vẫn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Tác hại của bụi sơn với sức khỏe công nhân

+ Nhiễm chì, ảnh hưởng thần kinh

Chì có trong sơn có thể tạo màu sắc và chống gỉ cho tường nhà. Tuy nhiên, chúng lại gây ra hiện tượng nhiễm chì, ảnh hưởng đến thần kinh như: Đau đầu, mất tập trung, mất ngủ kéo dài, nôn vào buổi sáng sớm,... Một số người gặp phải triệu chứng sau khi tiếp xúc với chì nồng độ cao: Tiêu chảy, đau cơ, mệt mỏi, giảm ham muốn,...

+ Suy hô hấp do hít phải lượng thủy ngân lớn

Chất giúp bảo vệ, chống nấm mốc tường. Nhưng nếu người hít phải lượng thủy ngân quá lớn, có thể gây suy hô hấp, khó thở, lơ mơ, co giật, nôn mửa. Thường xuyên tiếp xúc với chúng còn gây tổn thương thần kinh, ung thư phổi.

+ Giảm trí nhớ do tiếp xúc với dung môi hòa tan

Dung môi giúp các dung dịch sơn dễ hòa tan, nhưng lại là những chất độc hại với hệ thần kinh. Nếu con người thường xuyên tiếp xúc với lượng lớn chất này, họ sẽ bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, lười ăn. Người lao động làm việc lâu ngày trong điều kiện môi trường dung môi cao dễ bị giảm trí nhớ và dễ có nguy cơ ung thư cao.

Cảnh báo 4 tác hại của bụi sơn với sức khỏe công nhân và cách phòng tránh
Người lao động dễ bị giảm trí nhớ và dễ bị ung thư cao.

+ Bụi màu xâm nhập vào phổi, gây tắc nghẽn

Thành phần chất bụi màu trong sơn có kích thước nhỏ, dễ dàng xâm nhập vào phổi, gây ra căn bệnh hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính viêm phế quản,... nếu người lao động tiếp xúc lâu ngày, mà không biện pháp phòng tránh bảo vệ.

Những ngành nghề dễ tiếp xúc với bụi sơn nhất

Hầu hết những người tiếp xúc với sơn đều có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bụi sơn từ quy trình sản xuất, phun sơn đến sau khi hoàn tất quá trình sơn.

- Giai đoạn sản xuất: Những công nhân tham gia vào quá trình làm ra sơn sẽ gánh chịu nhiều tác hại của sơn nhất.

- Người trực tiếp sử dụng sơn: Công nhân làm việc trong tàu biển, công trình trên biển, người sản xuất vật liệu xây dựng, thợ xây, thợ sơn tường, người vẽ tranh tường, thợ mộc, công nhân làm việc trong xưởng/ xí nghiệp/ nhà máy chế tạo/ bảo dưỡng xe máy, xe ô tô; công nhân làm việc trong các nhà máy dùng sơn để phủ màu,...

- Người thường xuyên tiếp xúc với các thành phần có sơn bao phủ: Mặc dù đã hoàn tất quá trình sơn nhưng thực tế các chất độc hại vẫn tồn đọng trong sơn và bay ra ngoài, ảnh hưởng đến cơ thể con người nếu tiếp xúc lâu ngày.

Cảnh báo 4 tác hại của bụi sơn với sức khỏe công nhân và cách phòng tránh
Công nhân làm việc trong tàu biển, công trình biển trực tiếp sử dụng sơn.

Cách phòng tránh tác hại của bụi sơn

Để phòng ngừa những tác hại của bụi sơn với cơ thể, người lao động cần thực hiện các lưu ý trong quá trình lao động như sau:

- Khi phun/ quét sơn, cần mang khẩu trang chuyên dụng, có tác dụng chống bụi nhỏ, mịn, chứa chì, thủy ngân độc hại với cơ thể.

- Kết hợp với việc đeo kính, mang găng tay và quần áo bảo hộ, tránh những chất độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe cơ thể.

- Lựa chọn loại sơn có thành phần đảm bảo an toàn cho sức khỏe, từ thương hiệu chính hãng, chất lượng, uy tín hàng đầu.

- Sau khi quét hoặc phun sơn, sử dụng thiết bị chuyên dụng để làm sạch bụi sơn trong không khí, chẳng hạn như máy hút bụi sơn dạng màng nước, thiết bị hút sơn kiểu nước…

- Thường xuyên khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh và tìm cách chữa trị kịp thời.

- Trong quá trình làm việc trong môi trường bụi, người lao động không nên hút thuốc, ăn uống, trò chuyện,...

Đọc qua những tác hại của bụi sơn và cách phòng tránh trên đây, hy vọng rằng bất kỳ người lao động nào cũng nên tuân thủ đầy đủ các lưu ý này, nhằm duy trì chất lượng công việc hiệu quả vừa đảm bảo sức khỏe bản thân tốt hơn.

Phương Thảo

4.0 (500 đánh giá)
Cảnh báo 4 tác hại của bụi sơn với sức khỏe công nhân và cách phòng tránh Cảnh báo 4 tác hại của bụi sơn với sức khỏe công nhân và cách phòng tránh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Hằng năm, cứ đến ngày 8-3, công ty X sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, cũng là ngày tôn vinh những nữ công nhân xuất sắc, vừa đảm việc c...

08.03.2024 170

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Như thông lệ, ngày làm việc đầu tiên sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, công ty Taekwag Vina đều tổ chức họp mặt và lì xì cho toàn thể người lao động. Năm 20...

16.02.2024 555

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Nghị định 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân​ Chương I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGHỊ ĐỊNH 13/2023/NĐ-CP BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN ♦ Điều 1. Phạm...

17.10.2023 370

PQC là gì? Bản mô tả công việc của PQC trong nhà máy

PQC là gì? Bản mô tả công việc của PQC trong nhà máy

Trong các doanh nghiệp sản xuất, PQC là một vị trí công việc thuộc bộ phận kiểm soát chất lượng. Vậy bạn có biết PQC là gì? Hãy cùng Vieclamnhamay.vn...

21.09.2023 36568