Chi phí logistics là gì? Cách xác định chi phí logistics chuẩn xác nhất
23.03.2021 3446 bientap
Chi phí logistics được xem là chỉ số đánh giá trình độ phát triển thương mại của một quốc gia. Bởi khi chi phí logistics càng thấp càng nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Nếu bạn chưa biết chi phí logistics là gì thì tìm hiểu cùng Tuyencongnhan.vn nhé!
► Chi phí logistics là gì?
Chi phí logistics (Logistics cost) là tổng các chi phí phải chi trả để phục vụ cho quá trình vận chuyển - phân phối hàng hóa ra thị trường tiêu thụ.
► Chi phí logistics bao gồm những gì?
Chi phí vận tải |
• Chi phí vận tải chiếm từ 1/3 đến 2/3 trong tổng chi phí logistics. Do đó, khi người tiêu dùng mua bất kỳ món hàng nào - giá thành cao chủ yếu là do chi phí vận tải chiếm tỷ lệ lớn. |
Chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ |
• Là suất sinh lời tối thiểu doanh nghiệp nhận được khi không đầu tư vốn cho hàng tồn trữ, mà dùng cho một hoạt động khác. Chi phí cơ hội vốn phụ thuộc vào: mức lãi suất phải trả cho vốn vay, định mức vốn cho 1 đơn vị sản phẩm và khối lượng hàng tồn trữ. Hiện nay, khi thị trường tiêu thụ mở rộng thì chi phí cơ hội vốn chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí hàng tồn trữ. |
Chi phí bảo quản hàng hóa |
• Gồm các chi phí thuê kho bãi, bảo quản hàng hóa, xuất nhập hàng hóa ra - vào kho, bù lỗ cho hàng hóa bị hư hỏng, chi phí bảo hiểm cho hàng hóa đặc biệt |
► Cách xác định chi phí logistics chuẩn xác nhất
Khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ, giá bán hàng hóa (G) đến tay người tiêu dùng tối thiểu phải bù đắp được các chi phí (C):
G >= C1 + C2 + C3 + C4 + C5
Trong đó:
- C1: giá thành sản xuất ra sản phẩm (Chi phí nguyên nhiêu liệu, nhân công…)
- C2: chi phí Marketing
- C3: chi phí vận tải
- C4: chi phí cơ hội vốn hàng hóa tồn trữ
- C5: chi phí bảo quản hàng hóa
Vậy thì chi phí logistics (Clog) được xác định gồm:
Clog = C3 + C4 + C5
Cụ thể:
► Thực trạng chi phí logistics tại Việt Nam
So với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực ASEAN, chi phí logistics của Việt Nam vẫn ở mức cao. Đó là một rào cản không nhỏ làm giảm sút năng lực cạnh tranh quốc tế.
Vậy nguyên nhân do đâu mà chi phí logistics tại Việt Nam cao như vậy?
- Nhiều chủ doanh nghiệp chưa đánh giá đúng vai trò của chuỗi cung ứng logistics: nên thường kết hợp bộ phận quản trị logistics vào các phòng ban hành chính khác khiến cho quá trình kiểm soát chi phí logistics không có tính hệ thống, hàng hóa đến tay người tiêu dùng qua nhiều khâu trung gian làm “đội” cước phí vận tải lên cao.
- Các thành viên nằm trong chuỗi cung ứng chưa có sự kết hợp chặt chẽ với nhau: vì chưa hình thành được mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà cung ứng với nhà sản xuất, giữa nhà sản xuất với khách hàng nên các bên chỉ biết có mối quan hệ trực tiếp đến mình - kết quả làm tăng chi phí giao dịch, tăng giá bán…
- Nhiều doanh nghiệp không thuê đơn vị cung cấp dịch vụ logistics 3PL ở bên ngoài mà tự tổ chức vận chuyển. Điều đó đồng nghĩa với việc phải bỏ một nguồn vốn không nhỏ cho việc xây dựng kho hàng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện vận tải mà quá trình vận hành khó đạt đến trình độ chuyên nghiệp khiến hiệu quả kém, khó thu hồi vốn - chi phí logistics cao. Trong khi đó giải pháp thuê ngoài lại giúp tiết kiệm chi phí hơn.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, nhiều nơi còn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn giao thông, đường hẹp nên vấn nạn kẹt xe diễn ra thường xuyên. Cả nước dù có đến 266 cảng biển nhưng chỉ có 20 cảng trang bị đủ thiết bị, kinh nghiệm bốc dỡ container để tham gia tiếp nhận các tàu container xuất nhập hàng hóa quốc tế.
- Hình thức vận tải đa phương thức kết hợp ưu điểm của từng loại hình vận chuyển chưa phổ biến ở Việt Nam nên chi phí vận tải vẫn chiếm tỷ lệ lớn.
► Làm thế nào để giảm chi phí logistics?
- Doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức quản trị logistics phù hợp với mô hình kinh doanh để hàng hóa phân phối ra thị trường tiêu thụ chịu mức phí logistics càng thấp càng tốt
- Áp dụng các giải pháp giảm chi phí vận tải: lựa chọn hình thức vận tải tối ưu chi phí, sử dụng phương tiện vận tải năng suất lớn, tăng tỷ trọng chất xếp hàng hóa, container hóa trong quá trình vận chuyển…
- Giảm chi phí cơ hội vốn bằng cách giảm khối lượng cho một lượt sản xuất và giao hàng
- Tối ưu chi phí quản lý cho hoạt động logistics
- Cần sự đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ - chất lượng: đường cao tốc, cảng biển, sân bay…
Hiện nay, việc cắt giảm chi phí logistics là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia bởi mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng với mức giá hợp lý và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường. Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu được bản chất chi phí logistics là gì và cách xác định chi phí logistics chuẩn xác nhất.
Theo Logistics4vn