“Chưa lúc nào Công nhân bị mất việc nhiều vô kể như hiện nay”
09.07.2020 1789 hongthuy95
Vì thiếu nguyên liệu sản xuất, đơn hàng đình trệ, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, chi phí đầu vào tăng... nhiều doanh nghiệp (DN) đã cắt giảm nhân sự, cho thôi việc hàng nghìn lao động. Tính riêng tại TP.HCM, “trong 4 năm gần đây, chưa lúc nào công nhân bị mất việc nhiều như hiện nay. Con số ấy có thể tăng lên đến hàng trăm nghìn người nếu tình hình không khả quan hơn trong vài tháng tới”
Doanh nghiệp đóng cửa - Công nhân mất việc
Số liệu thống kê từ Cục Thống kê cho hay, trong tổng số 16.300 DN tại TP.HCM thì có đến gần 14.000 DN (chiếm 85,47%) bị ảnh hưởng dịch Covid-19 – khoảng 8.400 DN có khả năng dừng hoạt động – hầu hết các cơ sở kinh doanh, sản xuất đều tiến hành cắt giảm lao động, ít thì vài chục, nhiều lên đến vài nghìn, vài chục nghìn.
“Hơn 327.000 lao động của thành phố đã mất việc trong 6 tháng đầu năm nay. Thật sự, chưa lúc nào công nhân bị thôi việc nhiều như hiện tại, phần lớn do nguyên nhân khách quan vì dịch Covid, nhiều doanh nghiệp vì thế mà bị thiếu nguyên liệu, đơn hàng, hoạt động kinh doanh - sản xuất ngưng trệ đến đóng băng” – chia sẻ của Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM.
Cụ thể, DN càng lớn, sản xuất - kinh doanh càng nhiều ngành nghề thì càng bị tác động mạnh mẽ và trực tiếp bởi dịch Covid-19 hay khi các chuỗi cung ứng nguyên vật liệu sản xuất bị thiếu hụt, các đơn hàng xuất khẩu không được xử lý.
Theo đó, nhóm ngành dịch vụ như du lịch lữ hành, lưu trú, giao thông, vận tải, ăn uống, giải trí chịu ảnh hưởng nặng nề nhất – tiếp đến là nhóm ngành công nghiệp, đặc biệt là xuất/ nhập khẩu như giày da, dệt may, thời trang, chế biến gỗ, xây dựng, lương thực thực phẩm… Dự báo, nếu dịch bệnh diễn biến xấu, sắp tới sẽ có thêm 4.800-5.000 DN trong nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng, kéo theo 160.000-180.000 công nhân - người lao động mất việc.
Nỗ lực đảm bảo quyền lợi cho công nhân mất việc
Trong 5 tháng đầu năm 2020, TP có khoảng 310.000 người lao động đăng ký thất nghiệp, hưởng trợ cấp – 80.000 người không đủ điều kiện vì đóng BHXH dưới 12 tháng, nhiều công nhân rơi vào cảnh không thu nhập, thiếu chi tiêu, kinh tế chật vật.
Hiểu được khó khăn trước mắt của người lao động, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã đề ra nhiều phương án ngăn chặn tình trạng lao động mất việc - giải pháp hỗ trợ thiết thực, đảm bảo quyền lợi cho công nhân bị thôi việc trong ít nhất 6 tháng cuối năm.
Cụ thể:
- Thành lập các tổ công tác chức năng trực tiếp làm việc, hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, đảm bảo áp dụng đúng - đủ các chính sách với người lao động theo luật – quy định DN phải thông báo trước ít nhất 45 ngày cho công nhân thôi việc, đồng thời đảm bảo lương tối thiểu tương ứng
- Khuyến khích DN có chính sách hỗ trợ thêm - có lợi cho lao động mất việc, ưu tiên đảm bảo công việc cho lao động yếu thế như người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, lao động có con nhỏ gặp khó khăn…
- Tìm kiếm DN cùng ngành để giới thiệu việc làm cho công nhân mất việc có nguyện vọng ở lại TP – Liên hệ với các DN trong phạm vi gần để nhận số lao động bị cắt giảm do ảnh hưởng Covid
- Hỗ trợ đưa lao động có nhu cầu được đào tạo nghề vào học tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề - tạo điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp trong tương lai
- Tạo điều kiện cho lao động vay vốn làm ăn từ các nguồn quỹ quốc gia, tổ chức tài chính về việc làm, công nhân…
- Chỉ đạo 90% trong số 8.400 DN gặp khó khăn do dịch phải nhận được gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ và Nghị quyết 02 của HĐND TP vào tháng 9 tới. Theo đó, DN sẽ lấy nguồn kinh phí này để chi trả lương cho công nhân, ổn định sản xuất - kinh doanh, hạn chế cắt giảm lao động
- Đồng ý cho DN ngưng đóng BH hưu trí, tử tuất, quỹ công đoàn đến hết tháng 12...
Ngoài ra, công nhân - người lao động mất việc có thể chủ động tìm kiếm việc làm nhà máy - khu công nghiệp hay các lĩnh vực ngành nghề liên quan để tạo thu nhập, ổn định cuộc sống. Đặc biệt, ứng viên hoàn toàn có thể tìm việc online ngay tại nhà tại các website việc làm chuyên ngành và uy tín, như Vieclamnhamay.vn, với rất nhiều đầu việc chất lượng, từ công nhân may, công nhân da giày, thợ xây, lái xe, công nhân điện tử… đến quản đốc, chuyền trưởng, tổ trưởng ca, giám đốc…
Không chỉ TP.HCM mà trên cả nước, nhất là các tỉnh có nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bình Dương… hàng loạt DN cũng đang lao đao bởi dịch bệnh, nhiều nơi đã cắt giảm giờ làm, cho lao động làm việc luân phiên, giảm lương, nghỉ việc không lương đến thôi việc…
(Lược theo VnExpress)