Công nhân cần làm gì để “Bình tĩnh sống” thời đại dịch?
12.05.2021 673 hongthuy95
Dịch bệnh kéo dài khiến bạn có nguy cơ mất việc làm, giảm lương - rồi con nghỉ học không người chăm, chi phí sinh hoạt tăng, khả năng lây nhiễm rình rập… Quá nhiều áp lực khiến không ít người hoang mang, bế tắc. Vậy làm thế nào để “bình tĩnh sống” thời đại dịch? Lắng nghe chia sẻ của chuyên gia khai vấn cũng như tình hình thực tế của người lao động trong cuộc.

Đừng lo! Cứ “bình tĩnh sống”!
Mới đây, fanpage Nghề Khách Sạn (cùng được quản lý bởi Công ty Santa Việt Nam, như Hoteljob.vn và Vieclamnhamay.vn) diễn ra buổi livestream chia sẻ với chủ đề “BÌNH TĨNH SỐNG” THỜI ĐẠI DỊCH - được dẫn dắt bởi chuyên gia khai vấn Nguyễn Lan Anh. Tại đây, hàng trăm lượt tương tác là chừng đó tâm tư, thắc mắc của cộng đồng người lao động, những cá nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh lên công việc, thu nhập, đời sống sinh hoạt… được các “đồng nghiệp” khác đồng cảm và chia sẻ, được chuyên gia cho lời khuyên và vực dậy tinh thần.
Cùng Ms. Công nhân điểm lại những vấn đề, câu hỏi nổi bật nhất sau buổi trò chuyện tối qua nhé! Biết đâu, nó hữu ích với tình huống của chính bạn.
>Mất bình tĩnh thời đại dịch do đâu?
“Em năm nay 32 tuổi, bị áp lực về công việc, gia đình, phải kiếm tiền nuôi con nhỏ. Chị cho em hỏi: Làm thế nào để đỡ rơi vào trầm cảm ạ?”
Hay,
“Chị năm nay 51 tuổi, chuẩn bị mất việc. Hiện tại rất khó tìm việc mới. Gần 1 tháng nay chị rơi vào tình trạng trầm cảm, bế tắc, luôn dằn vặt bản thân, lại thêm bệnh nữa. Vui lòng cho chị 1 giải pháp!”
… là 2 trong khá nhiều nỗi băn khoăn, hoang mang và bế tắc của những lao động chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh lên công việc và đời sống sinh hoạt. Lúc này, nếu không thể nhận thức để tự điều chỉnh và kiểm soát suy nghĩ, hành vi của bản thân sẽ rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng và stress kéo dài, từ đó phạm phải sai lầm. Hay cáu bẩn, khó chịu, dễ cãi nhau; chán nản; tâm không an; mất cân bằng… là một số biểu hiện cơ bản, dễ nhận biết của một người đang gặp khủng hoảng và bế tắc, nhất là giai đoạn “nhạy cảm” bởi dịch bệnh như hiện tại.
>Làm thế nào để “bình tĩnh sống” thời đại dịch?
Thử search thắc mắc tương tự như thế này trên mạng chắc chắn sẽ cho ra kha khá kết quả tham khảo. Nào là lên thời gian biểu sinh hoạt và làm việc, tập thể dục thể thao, giữ bình tĩnh… Những hướng dẫn này hữu ích chứ? Tuy nhiên, nếu trong tư duy của bạn không làm chủ được hướng suy nghĩ, thì sau một thời gian thực hành hướng dẫn (trên mạng) đấy, bạn cũng sẽ quay trở lại lối mòn tư duy tiêu cực mất kiểm soát như cũ.
Vậy làm thế nào để “bình tĩnh sống” thời đại dịch?
Thôi không nói đến những hướng dẫn quen thuộc mà có thể tìm thấy nhan nhản trên Internet. Cũng không khuyến khích tìm kiếm những giải pháp cao siêu. Hãy thực tế và nhắm đến tính hiệu quả - chủ động với bản thân thay vì nhờ đến sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Muốn vậy, cần thiết và tiên quyết phải hình thành và duy trì TƯ DUY đúng. Bởi, tư duy quyết định hành động, hành động thay đổi thói quen, thói quen tạo tính cách, tính cách tạo cuộc đời… Do đó, chỉ khi bạn làm việc và điều khiển, phát triển tư duy khoa học, thông minh và tích cực, bạn sẽ luôn có đủ bình tĩnh và sự nhạy bén để đương đầu và vượt qua mọi khó khăn. Ví như thời dịch bệnh này chẳng hạn.

Theo chuyên gia, tồn tại cách - công cụ để một người có thể 'làm việc" với tư duy của chính mình, gọi là: Above the line và Below the line
Tức là, bạn có những biểu hiện theo Above (bên trên) hay Below (bên dưới) đường giới hạn thì sẽ tương ứng hình thành tư duy tích cực - tiêu cực về công việc, cuộc sống.
Cụ thể:
+) Tư duy Below the line:
- Blame/ đổ tại
Tai vì Covid nên tôi bị mất việc là cái cớ hợp lý cho nạn mất việc làm của nhiều người. Không sai nhưng không thể đúng. Bởi, mất việc có thể tìm việc khác. Bạn có nhiều sự lựa chọn và cách giải quyết cho khó khăn hiện tại của bản thân, thay vì đổ lỗi cho một ‘kiếp nạn” khách quan không ai mong, cũng không thể không đón nhận như dịch bệnh.
- Excuses/ lý do lý trấu
Cứ xảy ra chuyện là lôi lý do ra để biện minh, bào chữa. Bởi vì thế này, bởi vì thế kia nên không làm gì khác được.
- Denial/ phủ nhận, thanh minh
Luôn khư khư rằng vì điều đó xảy ra với tôi nên tôi không thể làm gì được
- Reason/ viện lý do
- Why/ tại sao
Tại sao lại là tôi? Tại sao chuyện này lại xảy ra với tôi mà không phải người khác?... thay vì bình tĩnh đánh giá và giải quyết vấn đề.
- React/ đối phó
Tìm cách chối, lấp liếm lỗi lầm, sai phạm của mình mà không đối diện và giải quyết.
Thay vì giữ thế chủ động, nhiều người cứ muốn nhận mình là “nạn nhân” và nghĩ mọi chuyện theo hướng bi quan và tồi tệ để trông chờ vào sự cảm thông và giúp đỡ của người khác.
Lúc này, thay đổi TƯ DUY (lôi nó lên trên - above) chính là giải pháp hay…

+) Tư duy Above the line:
- Accountable/ có thể trông cậy
Tin vào bản thân, không đổ tại, chịu trách nhiệm và giữ lời hứa với chính mình, nói được làm được.
- Responsible/ tự chịu trách nhiệm
Đừng bao giờ chờ người khác làm hộ hay giúp đỡ dù bản thân bạn vẫn có thể hoàn thành nó.
- Ownership/ làm chủ cuộc đời
Thay vì nghĩ rằng mình không thể làm gì để thay đổi bản thân, hãy làm chủ cuộc sống bằng cách thường xuyên tự đặt câu hỏi “Tôi sẽ làm gì?” và tìm cách trả lời, xử lý chúng
- Respond/ hồi đáp, tìm giải pháp
Phản ứng lại khó khăn gặp phải. Nếu “react” khiến bạn cáu bẩn, mất kiểm soát thì “respond” hướng đến sự chủ động, tìm giải pháp giải quyết bất cập của chính mình.
- How/ làm thế nào
Làm thế nào để tốt hơn, để thay đổi được tình huống đó.
- Results/ tìm kiếm kết quả
Thay vì bị động (Below), hãy tìm kiếm hướng chủ động (Above), điều khiển và kiểm soát cuộc đời và công việc của mình.
Sự lặp lại và tái bùng phát của dịch bệnh khiến công việc và cuộc sống của nhiều lao động bị thay đổi, hầu hết theo chiều hướng đi xuống. Tuy nhiên, không nên vì thế mà mang suy nghĩ tiêu cực và buông bỏ. Hãy lạc quan và kiếm tìm giải pháp thay thế mới. Tìm việc làm tạm - tìm việc làm thay thế - học thêm kiến thức và kỹ năng nghề… là lựa chọn của người mang lối tư duy chủ động.
Vieclamnhamay.vn hỗ trợ NLĐ hơn một sự sẻ chia tinh thần…
Không dừng lại ở ý định chia sẻ khó khăn về mặt tinh thần như kiểu động viên nhau cùng cố gắng, Vieclamnhamay.vn còn giúp công nhân - người lao động:
- Hỗ trợ tìm việc làm miễn phí
Việc làm nhà máy, công nhân khu công nghiệp, việc làm phổ thông… rất nhiều công việc được đăng tuyển trên các website của Santa Việt Nam, như Vieclamnhamay.vn, Grabviec.vn, Hoteljob.vn… Nếu đang có nhu cầu tìm việc, truy cập trang chủ website hoặc đăng ký hỗ trợ tìm việc gấp theo DOC này (miễn phí).

- Tư vấn tâm lý, hỏi đáp gỡ rối
Nếu đang gặp bế tắc, khủng hoảng vì dịch bệnh; từ chuyện công việc, thu nhập, gi đình hay bất kì vấn đề nào trong cuộc sống, hãy liên hệ Chuyên gia khai vấn Lan Anh để được tiếp nhận và chia sẻ, cho lời khuyên. Tương tự như cách chị đã làm trong buổi livestream với chủ đề “Bình tĩnh sống” thời đại dịch trên fanpage Nghề Khách Sạn tối qua.
- Tư vấn pháp luật
Công nhân là đối tượng dễ bị chèn ép và mập mờ về quyền lợi của mình nhất, vì thiếu hiểu biết về Luật. Hiểu được bất cập này, Vieclamnhamay.vn triển khai dịch vụ tư vấn Luật cho doanh nghiệp và nhân sự nghề, được tiếp nhận và giải đáp thắc mắc bởi Luật sư Ngọc Lan. Các vấn đề như chế độ bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp, đình công, tai nạn lao động… luôn được quan tâm và giải đáp chi tiết.
Dịch xuất hiện và gây ảnh hưởng đến nhiều người, ở mức độ nhiều - ít khác nhau. Mỗi người sẽ chịu tác động nặng - nhẹ rồi có thái độ và cách xử lý, đối diện, khắc phục cũng không giống nhau. Dù ở mức độ nào thì nỗ lực cân bằng cuộc sống, duy trì sự lạc quan để vượt qua những nặng nề tâm lý, khó khăn thời đại dịch… là điều cần thiết. Hy vọng những chia sẻ, giải đáp trên là hữu ích, giúp bạn vực dậy tinh thần và vững tin vào một ngày mai tốt đẹp hơn, khi đại dịch chấm dứt, Việt Nam chính thức bước vào cuộc sống “bình thường mới”.
Ms. Công nhân