Công nhân mệt mỏi vì không có chỗ gửi con ngoài giờ
31.08.2016 1508 haiyen.tran37
Làm công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất điều khiến họ lo lắng nhất chính là chỗ gửi con ngoài giờ an toàn để yên tâm làm việc.
Công nhân vui mừng khi nhiều trường mầm non trông giữ trẻ ngoài giờ
Vừa thấy chồng về đến cửa, người vợ ríu rít kéo tay hớn hở nói: “Em sẽ không phải nghỉ việc ở nhà trông con nữa, UBND TPHCM vừa có quyết định về việc giữ trẻ ngoài giờ tại các KCN- KCX từ năm 2016 – 2020.”
Mới đây, UBND TP.HCM phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ giữ trẻ ngoài giờ tại các KCN – KCX TPHCM từ năm 2016 – 2020. Thông tin về kế hoạch đó như sau: “Trong năm 2016 – 2017, sẽ thực hiện thí điểm ở 2 quận Tân Bình và Thủ Đức. Trường mầm non 30.4 KCN Vĩnh Long (quận Tân Bình) và Trường mầm non KCN Linh Trung 1, trường mầm non KCX Linh Trung 2 (quận Thủ Đức) sẽ nhận trông giữ trẻ đến 17h30 phút và cả ngày thứ bảy. Theo kế hoạch, đến năm học 2017 – 2018, sẽ thực hiện tại trường KCX Tân Thuận và KCN Tây Bắc Củ Chi. Và đến năm 2018 – 2019 sẽ thực hiện đại trà và năm học 2019 – 2020 sẽ mở rộng trên toàn địa bàn để nhận giữ con công nhân ngoài giờ.
Theo thống kế của UBND TP.HCM, hiện các KCX – KCN TP.HCM có 73 trường mầm non với gần 19.000 học sinh trong đó hơn 7000 con công nhân. Các trường mầm non quy định thời gian đón và trả trẻ chưa phù hợp với thời gian làm việc theo ca khiến công nhân lâm vào cảnh cho con học cũng không được, để ở nhà cũng không xong.
Hy sinh hạnh phúc gia đình đổi lại sự an toàn cho con
Trước thông tin nhiều trường mầm non mở cửa đón trông giữ trẻ ngoài giờ an toàn cho con công nhân nhiều người vui mừng, phấn khởi. Thế nhưng đó mới chỉ là kế hoạch, trong thời điểm hiện nhiều công nhân vẫn còn trong nỗi lo tìm chỗ gửi con.
Một nam công nhân làm trong khu CN tâm sự sau 3 năm kết hôn, giờ vợ anh đã mang thai tháng thứ 8. Anh định cho vợ về quê để sinh con, sau một năm con cứng cáp gửi ông bà ngoại thì vợ lại lên làm tiếp. Đó chỉ mới là suy nghĩ, còn không biết sẽ thực hiện như thế nào. Suy đi tính lại nhưng anh vẫn chưa có cách giải quyết, xa vợ con cũng không đành, để vợ lên thì không có chỗ gửi con, nhà trọ thiếu nên đôi khi phải hy sinh hạnh phúc gia đình để đổi lấy sự an toàn cho con.
Nghĩ đến kế hoạch mới phê duyệt của UBND TP.HCM, người ta mới chỉ thí điểm ở hai quận Thủ Đức và Bình Tân, anh sống ở Hóc Môn không lẽ mang con đến tận đó gửi. Anh nghĩ, dù đã có kế hoạch nhưng cũng còn lâu mới tới lượt mình vì thành phố với hơn 1 triệu lao động với gần 300 công nhân thì việc đảm bảo đầy đủ trường học cho con công nhân là rất khó.
Không có bất cứ người chồng, người vợ nào lại muốn xa gia đình, nhưng ở lại thì thật khó. Mặc dù tính chuyện đưa vợ về quê sinh con nhưng vợ anh vẫn không yên lòng. Vợ anh muốn ở lại Sài Gòn, hết thời gian nghỉ thai sản 6 tháng sẽ đi làm trở lại, con gửi vào nhóm trẻ gia đình hoặc tư nhân để làm làm. Các nhóm nhà trẻ gia đình sẵn sàng nhận trông trẻ ngoài giờ nên hoàn toàn có thể tăng ca. Nhưng mỗi khi đọc thông tin trẻ bị bạo hành chỗ nọ, chỗ kia, vợ chồng anh cũng không yên lòng.
Giá như, nếu thành phố nơi anh đang sinh sống và làm việc trước mở cửa KCN – KCX nghĩ đến việc dành quỹ đất để mở nhà trẻ, xây dựng khu nội trú cho công nhân thì có lẽ bây giờ, công nhân sẽ không còn nỗi lo lắng “không tên” đó nữa.
Ms. Smile