Danh mục đồ bảo hộ lao động cho công nhân dệt may
18.10.2021 5020 hongthuy95
Nói đến dệt may hẳn ai cũng nghĩ ngay đến hàng vạn công nhân nam nữ ngồi bàn đạp máy hay là ủi đồ vải trong nhà xưởng, xí nghiệp và đôi khi không thực sự cần thiết để dùng đến đồ bảo hộ lao động vì vướng víu và vô hại. Tuy nhiên, thực tế môi trường làm việc của nhóm ngành này lại tiềm ẩn vô vàn rủi ro mất an toàn. Chưa kể, vẫn còn hàng chục vị trí khác dù ít được nhắc đến nhưng cần thiết và bắt buộc phải được bảo vệ.
Cần thiết có bảo hộ lao động cho công nhân may?
Mọi môi trường lao động đều tiềm ẩn nguy cơ rủi ro gây mất an toàn cho sức khỏe và tính mạng người lao động. Môi trường dệt may cũng vậy. Việc hàng ngày tiếp xúc với nguồn điện công suất lớn, máy móc, thiết bị hay bụi vải, rác thải, tiếng ồn, hóa chất… làm tăng nguy cơ gặp tai nạn lao động hay các bệnh nghề nghiệp không mong muốn. Bảo hộ lao động cho công nhân may đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho họ, để họ yên tâm làm việc, hăng say tăng gia sản xuất - phía doanh nghiệp cũng giảm rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng do thiếu hụt lao động, tăng thêm gánh nặng chi phí cho các khoản trợ cấp tai nạn lao động…
Đồ bảo hộ lao động cho công nhân may có gì?
Bảo hộ lao động cho công nhân may bao gồm bảo vệ đầu - mắt - cơ quan hô hấp - thính giác - cơ thể… Mỗi bộ phận hay vị trí công việc khác nhau cần đồ bảo hộ lao động riêng - tương ứng - phù hợp. Cụ thể:
+ Công nhân tẩy - giặt - nhuộm - in hoa văn vải
- Quần áo lao động phổ thông
- Mũ vải
- Găng tay cao su dày
- Khẩu trang lọc bụi/ than hoạt tính (nếu sử dụng hóa chất độc)
- Mắt kính
- Ủng cao su
- Xà phòng
+ Công nhân xếp - cắt vải, là quần áo, điều khiển máy may, kiểm hàng
- Mũ vải
- Quần áo lao động phổ thông
- Khẩu trang lọc bụi
- Giày vải mỏng đi trong nhà
- Găng tay sắt (cho công nhân cắt vải)
- Vòng chắn kim, kính chắn mắt (cho công nhân may)
- Nút tay/ chụp tay chống ồn
- Thảm chống sốc (công nhân là ủi/ QC)
- Xà phòng
+ Công nhân vận hành nồi hơi, bảo trì, sửa chữa máy móc
- Quần áo lao động phổ thông
- Mũ vải
- Găng tay
- Mắt kính
- Khẩu trang than hoạt tính
- Giày bảo hộ
+ Thợ điện
- Quần áo lao động phổ thông
- Mũ bảo hộ
- Găng tay cách điện
- Giày cách điện
+ Thợ hàn
- Quần áo lao động phổ thông
- Găng tay cách điện và nhiệt
- Giày cách điện
- Mặt nạ/ kính hàn
Ngoài việc trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho từng vị trí công nhân, phía doanh nghiệp còn cần:
- Huấn luyện nghiệp vụ, phương pháp vận hành các loại máy móc, thiết bị cho công nhân, chỉ cho vận hành khi đã thành thạo
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị - kiểm tra mối nối, dây dẫn điện phòng tai nạn điện
- Không sắp xếp đồ vải gần vật dễ tạo và bắt lửa, không đặt đồ vải cao che lấp bảng điện
- Phải sử dụng máy nâng khi lấy hàng, không leo trèo hay với lên cao
- Không tự ý tháo gỡ phương tiện che chắn các loại máy trong nhà xưởng
- Đặt các biển báo, ký hiệu chỉ dẫn tại tủ điện, bảng điện, cảnh báo nguy hiểm tại cầu dao tổng
- Tuyên truyền, quán triệt quy định an toàn lao động đến toàn thể công nhân
- ...
Mọi doanh nghiệp, nhà máy đều cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất lẫn trang thiết bị phục vụ công việc của công nhân may. Điều này không chỉ đảm bảo hiệu suất công việc mà còn bảo vệ an toàn cho thợ may khi làm việc. Nhiều người lao động cũng tìm kiếm việc làm công nhân và tin tưởng lựa chọn rồi gắn bó lâu dài với những nơi quan tâm đến môi trường làm việc chất lượng và an toàn.
Ms. Công nhân