Dệt may: “nghề đại chúng” và mức lương hiện tại
17.07.2017 3731 hongthuy95
Dệt may là ngành kinh tế xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trên cả nước có rất nhiều các công ty, xí nghiệp may nhà nước và tư nhân có quy mô vừa và nhỏ tạo việc làm cho hàng ngàn công nhân. Bạn đang có ý định làm công nhân may? Bạn muốn biết một vài thông tin về nghề này? Hãy tìm hiểu cùng Tuyencongnhan.vn!
Dệt may: “nghề đại chúng”
Với nhu cầu “mặc” ngày càng cao của con người, dệt may ra đời như giải pháp giải quyết triệt để tất cả yêu cầu của mọi đối tượng yêu thời trang.
Ưu điểm lớn nhất của ngành dệt may là bất kể ai, trong độ tuổi lao động, không phân biệt bằng cấp, giới tính, thu nhập, không kinh nghiệm…đều có thể làm việc. Đây là công việc mang tính “đại chúng” phổ biến nhất trong thời buổi hiện nay.
Rất nhiều các công ty, xí nghiệp trên cả nước chấp nhận tuyển dụng những công nhân vào học việc, đào tạo rồi kí hợp đồng làm việc tại đây.
Xem thêm: Những tiềm năng lớn mà ngành dệt may đã và đang mang lại
Dệt may trước ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0
Công nghiệp 4.0 (hay còn gọi là sản xuất thông minh) là xu hướng kết hợp giữa máy móc và mạng Internet để sản xuất ra sản phẩm mà không cần có sự can thiệp quá nhiều của con người.
Theo đó, Việt Nam đang “rục rịch” cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 này. Dự báo máy móc công nghiệp 4.0 có thể sẽ thay thế 85% lao động ngành dệt may tại Việt Nam trong vài thập kỷ tới. Điều này đe dọa tương lai việc làm cho công nhân dệt may Việt Nam.
Tuy nhiên, theo TS. Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp Hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng: “Đối với ngành dệt may, một ngành có tính thời trang cao, có nhiều công đoạn sản xuất, công nghiệp 4.0 khó có thể đồng loạt thay thế lao động chân tay của con người trong thời gian ngắn, nhất là công đoạn may”.
Vì vây, trong “một sớm một chiều”, sẽ không có chuyện công nhân ngành dệt may mất việc tại Việt Nam. Đây vẫn sẽ là một trong những ngành lao động mà đại đa số công nhân có thể làm việc để trang trải cuộc sống.
Lương công nhân may hiện tại
Việc đàm phán và tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) càng mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành dệt may, đặc biệt là chế độ và mức lương.
Hơn nữa hiện nay nhà nước đã có quy định tăng lương tối thiểu cho công nhân theo vùng. Theo đó, năm 2017 lương tối thiểu theo vùng 1 tăng cao nhất lên đến 3,8 triệu đồng/tháng không kể tăng ca.
Theo thống kê thì mức lương của công nhân may đang có xu hướng tăng qua các năm. Hiện nay, mức lương trung bình của một công nhân may dao động trong khoảng từ 5 – 8 triệu đồng/ tháng (chưa kể tăng ca). Ngoài ra nếu tính hiệu suất theo sản phẩm, những công nhân có tay nghề, có kỹ năng và chăm chỉ, thành thục thì mức lương có thể lên tới 8 – 12 triệu đồng/tháng. Công nhân may có trình độ và kinh nghiệm sẽ được hưởng mức lương cao hơn và được bổ nhiệm lên những vị trí công việc tốt hơn như tổ trưởng, giám sát, quản lý,…
Nhiều chính sách hỗ trợ công nhân như chế độ BH, chế độ hỗ trợ khác, thưởng lễ, thưởng tết, thưởng chuyên cần, chế độ thai sản,…được quan tâm nhiều hơn, tạo động lực cho công nhân làm việc siêng năng và tích cực.
Công nhân dệt may còn có cơ hội xuất khẩu lao động sang các thị trường tiềm năng, đặc biệt là thị trường Nhật Bản.
Trên đây là một vài thông tin về Dệt may: “nghề đại chúng” và mức lương hiện tại mà Tuyencongnhan.vn tổng hợp được. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn tham khảo và định hướng nghề nghiệp trong tương lai!
Ms. Công nhân