Điều chỉnh tư thế lái xe an toàn tài xế nào cũng cần biết
07.11.2018 1097 hongthuy95
Vị trí ngồi, tư thế cầm vô lăng, hướng gương chiếu hậu là 3 trong số những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất giúp tài xế lái xe an toàn, thoải mái. Vậy làm thế nào để có tư thế lái chuẩn? Bài viết dưới đây của Tuyencongnhan.vn sẽ chia sẻ cách điều chỉnh tư thế lái xe an toàn cho bạn
Tại sao lái xe nên có tư thế lái xe an toàn?
Một tư thế lái xe phù hợp sẽ giúp người lái cảm thấy thoải mái hơn trong việc thực hiện các thao tác cầm, nắm vô lăng; nhấn chân phanh hay chân ga; từ đó giúp lái xe an toàn và tập trung hơn. Ngoài ra, một tư thế ngồi lái đúng còn giúp lái xe hạn chế thấp nhất tỉ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp hay hạn chế tối đa những tổn thương có thể gặp phải nếu không may gặp tai nạn.
Tư thế lái xe an toàn
- Vị trí ngồi
- Nên dịch chuyển ghế lái lên phía trước hoặc lùi lại phía sau sao cho chân có thể dễ dàng đạp lút bàn đạp trong tư thế đầu gối vẫn còn co lại. Trường hợp chân duỗi thẳng khi đạp phanh/ ga, thì khi không may gặp tai nạn, lực tác động có thể đẩy xương đùi xuyên vào phần hông của lái xe.
- Điều chỉnh lưng ghế để đạt được tư thế ngồi gần như thẳng đứng sao cho so với phương thẳng đứng, lưng hơi ngả về sau khoảng 200 và khoảng cách giữa ngực và trung tâm vô-lăng đạt mức 300mm; tư thế này giúp lái xe có tầm quan sát tốt hơn và cầm lái lâu hơn. Bởi, nếu lái xe quá nghiêng người về phía trước, khi xảy ra tai nạn, mặt của bạn sẽ đập vào tay lái trước khi túi khí kịp bung ra để bảo vệ - trường hợp nghiêng quá nhiều về phía sau, khi có tác động va chạm như xe bị đâm từ phía sau sẽ gây tổn hại rất nhiều đến cột sống
- Điều chỉnh chiều cao của tựa đầu nằm trong khoảng giữa chiều cao của mắt và đỉnh đầu; tư thế này giúp bảo vệ các đốt sống, việc tựa đầu cần đặt đúng vị trí để cổ không bị giật ngược lại phía sau khi có lực tác động
- Điều chỉnh chiều cao ghế ngồi để có tư thế điều khiển vô lăng thoải mái nhất, khoảng cách nhìn bảng điều khiển tốt nhất, đồng thời có thể quan sát rõ và rộng mọi cảnh vật phía trước đầu xe cũng như bên ngoài cửa sổ.
- Tư thế cầm vô lăng
- Điều chỉnh tay lái sao cho 2 tay duỗi thẳng, phần cổ tay có thể chạm vành tay lái trong khi lái xe có thể quan sát rõ bảng điều khiển; nắm vô lăng ở vị trí 9h15 (hay 9h và 3h), khuỷu tay hơi cong lại. Tư thế này giúp hạn chế những tổn thương nặng khi va chạm vì khi có lực tác động, xương tay có thể bị đẩy xuyên qua vai.
- Không đặt tay cầm lái ở vị trí 10h và 2h mặc dù tư thế này sẽ giúp kiểm soát vô lăng tốt hơn. Bởi, khi đặt tay ở vị trí này tức 2 cánh tay sẽ nằm trên đường di chuyển của túi khí; nếu túi khí nổ sẽ tác động một lực rất mạnh lên 2 tay, có thể làm rách tay hoặc khiến tay đập mạnh vào đầu gây chấn thương.
- Không để tay đánh lái tại đỉnh vô lăng nếu lái xe bằng một tay trong khi vô số, điều chỉnh điều hòa hoặc âm thanh loa; điều này sẽ có thể khiến tay bị tổn thương hoặc trực tiếp đấm vào mặt lái xe nếu xảy ra va chạm.
- Điều chỉnh gương chiếu hậu
- Vị trí chuẩn của gương là giúp lái xe loại bỏ hoặc giảm thiểu tối đa mọi điểm mù phía sau
- Điều chỉnh gương bên trong xe sao cho có thể nhìn thẳng qua kính chắn gió phía sau và có thể nhìn thấy một phần đỉnh đầu của mình
- Điều chỉnh gương 2 bên xe sao cho thân xe vừa biến mất khỏi gương, như thế sẽ có thể nhìn thấy được cả những điểm mù, giúp phát hiện những xe khác đang lén vượt lên từ làn đường khác.
Trên đây là những hướng điều chỉnh vị trí ngồi, tư thế cầm vô lăng và gương chiếu hậu để người lái có tư thế lái xe an toàn và thoải mái nhất. Lái xe mới vào nghề nên nắm rõ những hướng điều chỉnh này để áp dụng vào thực tế khi tìm việc lái xe thành công; giúp giảm thiểu nguy cơ gây chấn thương khi có tai nạn, đồng thời góp phần hạn chế bệnh nghề nghiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn cho bản thân
Ms. Công nhân