Định mức lao động là gì? Những điều cần biết về định mức lao động

05.09.2017 9771 hongthuy95

Định mức lao động là một thuật ngữ phổ biến trong quá trình lao động ảnh hưởng đến đơn giá tiền lương, giá thành đơn vị sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy bạn có biết định mức lao động (ĐMLĐ) là gì? Những điều cần biết về định mức lao động? Cùng Tuyencongnhan.vn tìm hiểu điều này!

Định mức lao động là gì? Những điều cần biết về định mức lao động
Ảnh nguồn Internet

Định mức lao động là gì?

Định mức lao động (ĐMLĐ) là việc xác định số lượng công việc hay số sản phẩm làm ra của một hay một số người lao động (NLĐ) trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc quy định lượng thời gian cần để hoàn thành một đơn vị công việc hay sản phẩm.

ĐMLĐ là một trong các cơ sở để người sử dụng lao động (NSDLĐ) tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động (HĐLĐ) cho NLĐ.

Một số thuật ngữ khác có liên quan

Sản phẩm của ĐMLĐ là xây dựng được Mức sản lượng Mức thời gian.

  • Mức sản lượng (MSL): là số lượng đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc được quy định cho 1 NLĐ hay 1 nhóm NLĐ phải hoàn thành trong 1 đơn vị thời gian nhất định. MSL có đơn vị đo là đơn vị sản phẩm/giây, phút, giờ, ca.
  • Mức thời gian (MTG): là lượng thời gian hao phí, được quy định cho 1 hoặc 1 nhóm NLĐ để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc. MTG có đơn vị đo là giây, phút, giờ,…/1 đơn vị sản phẩm.
  • Bước công việc: là một phần của quá trình sản xuất, do 1 hoặc 1 nhóm NLĐ thực hiện tại một nơi làm việc nhất định, thực hiện trên 1 đối tượng lao động nhất định và được chia ra thành các thao tác, các động tác, các cử động.
  • Nghiên cứu MSL, MTG có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đơn giá tiền lương theo sản phẩm, áp dụng tính theo công thức:

Đơn giá = (LCBCV + PC) x MTG

Trong đó: LCBCV là lương cấp bậc công việc (mức lương trả cho công việc đó); PC là phụ cấp mang tính lương cho công việc đó; MTG là mức thời gian

Định mức lao động là gì? Những điều cần biết về định mức lao động
Ảnh nguồn Internet

Nguyên tắc xây dựng định mức lao động

5 nguyên tắc xây dựng ĐMLĐ NLĐ cần biết. Cụ thể:

  • ĐMLĐ được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý;
  • Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của NLĐ, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.
  • Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông NLĐ thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho NLĐ biết ít nhất 15 ngày khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức.
  • Mức lao động phải được định kỳ rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể NLĐ tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của NLĐ trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

Trên đây là định nghĩa ĐMLĐ là gì? Những điều cần biết về ĐMLĐTuyencongnhan.vn tổng hợp và tham khảo tại Bộ Luật Lao động 2012 và Nghị định 49/2013/NĐ-CP về ĐMLĐ. Hi vọng bài viết này sẽ giúp NLĐ hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến ĐMLĐ.

Ms. Công nhân

4.7 (737 đánh giá)
Định mức lao động là gì? Những điều cần biết về định mức lao động Định mức lao động là gì? Những điều cần biết về định mức lao động

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thu nhập thấp, công nhân có nên về quê ăn Tết?

Thu nhập thấp, công nhân có nên về quê ăn Tết?

“Thu nhập thấp, năm nào vợ chồng tôi cũng phải bấm bụng dành tiền về quê ăn Tết. Dần dần, Tết trở thành nỗi ám ảnh trong tôi”... Làm lụng vất vả cả...

08.12.2024 2786

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Dịp cận Tết, nhiều doanh nghiệp tổ chức tăng ca để kịp tiến độ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài liên tục khiến công nhân kiệt sức và không có thời g...

07.12.2024 30228

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Không biết từ bao giờ, câu chuyện “Về quê ăn Tết” lại là nỗi ám ảnh của nhiều công nhân đến thế. Từ cơm áo gạo tiền đến phong tục lễ nghĩa, tất cả dườ...

07.12.2024 3674

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Thu nhập thấp, nhiều công nhân mong được tăng ca dịp cuối năm để có thêm tiền trang trải chi phí tàu xe, quà cáp khi về quê. Dù mệt mỏi nhưng mọi ngườ...

06.12.2024 2478