Găng tay bảo hộ lao động là gì? Hướng dẫn đeo - tháo găng tay bảo hộ lao động chống hóa chất cho công nhân

24.05.2021 2162 hongthuy95

Găng tay là một trong những đầu mục vật dụng, thiết bị bảo hộ lao động cần có trong công việc ở nhiều vị trí. Vậy găng tay bảo hộ lao động là gì? Đeo - Tháo găng tay bảo hộ lao động thế nào cho an toàn? Cùng Tuyencongnhan.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

găng tay bảo hộ lao động
Bạn đã biết găng tay BHLĐ là gì? Cách đeo - tháo ra găng tay BHLĐ ra sao?

Găng tay bảo hộ lao động là gì?

Găng tay bảo hộ lao động (BHLĐ) là vật dụng bảo vệ đôi tay cho người lao động, làm việc trong môi trường tiềm ẩn rủi ro gây hại đến da tay và sức khỏe. Găng tay này được đeo bên ngoài 2 bàn tay, tiếp xúc trực tiếp với những thứ có nguy cơ gây nguy hiểm.

Ai nên đeo găng tay bảo hộ lao động?

Nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh đô thị, công nhân sản xuất có tiếp xúc với hóa chất, công nhân xây dựng, lái xe, thợ mộc… là những vị trí công việc cần thiết, thậm chí bắt buộc đeo găng tay BHLĐ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc tính công việc mà sử dụng loại găng tay BHLĐ riêng phù hợp, thay vì đánh đồng dùng chung một loại giống nhau.

Chẳng hạn:

- Nhân viên y tế thường đeo găng sử dụng 1 lần và dễ dàng thay thế, ngăn phơi nhiễm

- Công nhân xây dựng đeo găng tay bằng vải mềm nhưng dày để tăng độ êm và giảm ma sát cho tay khi cầm nắm

- Công nhân sản xuất làm việc tiếp xúc với hóa chất độc hại cần găng tay cao su chuyên biệt để tránh bỏng da hay nhiễm hóa chất gây hại

- …

găng tay bảo hộ lao động
Một ca bỏng do dính hóa chất

Đeo găng tay bảo hộ lao động thế nào?

Đừng nghĩ việc đeo một đôi găng tay BHLĐ cực kỳ đơn giản, như đeo bao tay chống nắng vẫn làm mỗi ngày. Người đeo cần thực hiện theo trình tự và lưu ý một số vấn đề sau:

>Hướng dẫn đeo găng tay BHLĐ

- Đọc kỹ và cam kết tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất được in trên bao bì sản phẩm

- Rửa tay sạch và làm khô tay trước khi đeo găng

- Kiểm tra và chọn loại găng tay vừa với size tay của mình

- Đeo một lớp găng tay lót bên trong (nếu cần hoặc bắt buộc)

- Kiểm tra thật kỹ xem găng tay sắp mang có bị lỗi, lủng, rách hay hư hỏng, thiếu an toàn không

- Đeo găng vào tay bằng cách: xắn cổ tay áo bảo hộ lên trên - từ từ đeo găng vào tay, đảm bảo găng tay vừa vặn với bàn tay - kéo cổ tay áo về lại vị trí ban đầu, đeo thêm vòng kẹp găng tay hoặc dán băng keo chống thấm, không cho chất độc hại chảy ngược vào trong

- Kiểm tra lại găng vừa đeo, đảm bảo găng tay vừa khít cho cả ngón tay và bàn tay. Thực hiện tương tự với găng còn lại, cho tay còn lại.

*Lưu ý: Găng tay BHLĐ cần được chọn kỹ lưỡng, đảm bảo vừa vặn kích thước tay người mang, để thao tác nhanh và thuận tiện hơn - đúng loại găng tay phù hợp với công việc để phát huy công dụng, đảm bảo an toàn lao động. Tránh tay nhỏ những chọn găng to hoặc ngược lại gây khó khăn trong việc cầm nắm và thực hiện công việc.

găng tay bảo hộ lao động
Chọn găng vừa tay và đeo đúng cách để đảm bảo an toàn

>Hướng dẫn tháo găng tay chống hóa chất

Nếu mục đích đeo găng tay BHLĐ để chống trầy xước khi đụng chạm vật nhọn hoặc giúp êm tay, chống lạnh, chống điện… thao tác tháo găng sẽ được thực hiện đơn giản hơn. Tuy nhiên, nếu công việc tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa hay bất kỳ thứ gì độc hại, có nguy cơ gây hại cho da tay hoặc sức khỏe thì bước tháo găng cần hết sức lưu ý thực hiện chậm và cẩn thận, để đảm bảo an toàn.

- Rửa găng tay để mặt ngoài trôi bớt hóa chất độc hại sau khi tiếp xúc, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn da, tránh rủi ro bắn tung tóe hóa chất lên người khi lột găng ra ngoài

- Tháo bỏ vòng kẹp găng tay hoặc băng keo đã dán

- Dùng tay này nắm phần găng ở vị trí cổ tay của tay kia, kéo xuôi theo bàn tay để lột bỏ từ từ găng tay ra khỏi bàn tay. Tháo đến hết và giữ găng đã tháo lại trong lòng bàn tay kia. Lưu ý, tháo chậm, tháo 1 chiều đồng thời lật ngược mặt trong của găng ra

- Với găng chưa tháo còn lại, luồn 2 ngón tay vào trong, kéo lộn từ trong ra ngoài đến hết găng, tức găng sau trùm lấy găng đã tháo trước

- Bỏ găng vào thùng rác chuyên biệt và xử lý đúng quy định.

*Lưu ý: Luôn tiếp xúc ở mặt trong của găng, không tiếp xúc mặt ngoài hay tháo mạnh khiến hóa chất bắn tóe lên người sẽ cực kì nguy hiểm.

găng tay bảo hộ lao động
Khi tháo găng, tuyệt đối không chạm tay vào mặt ngoài

 

Sẽ cực kỳ mất an toàn nếu lao động trong môi trường độc hại, nguy hiểm mà không có đồ bảo hộ. Vì lý do này mà găng tay BHLĐ luôn được trang bị tại nơi làm việc. Hiểu găng tay BHLĐ là gì, cách đeo - tháo găng tay BHLĐ thế nào cho an toàn giúp công nhân, người lao động tự bảo vệ mình, đảm bảo lao động an toàn mọi lúc mọi nơi.

(Theo HSE)

4.3 (133 đánh giá)
Găng tay bảo hộ lao động là gì? Hướng dẫn đeo - tháo găng tay bảo hộ lao động chống hóa chất cho công nhân Găng tay bảo hộ lao động là gì? Hướng dẫn đeo - tháo găng tay bảo hộ lao động chống hóa chất cho công nhân

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Dịp cận Tết, nhiều doanh nghiệp tổ chức tăng ca để kịp tiến độ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài liên tục khiến công nhân kiệt sức và không có thời g...

07.12.2024 30086

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Không biết từ bao giờ, câu chuyện “Về quê ăn Tết” lại là nỗi ám ảnh của nhiều công nhân đến thế. Từ cơm áo gạo tiền đến phong tục lễ nghĩa, tất cả dườ...

07.12.2024 3557

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Thu nhập thấp, nhiều công nhân mong được tăng ca dịp cuối năm để có thêm tiền trang trải chi phí tàu xe, quà cáp khi về quê. Dù mệt mỏi nhưng mọi ngườ...

06.12.2024 2170

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

“Tôi là công nhân thời vụ tại một doanh nghiệp may mặc và có quá trình làm việc kéo dài đến hết tháng 1/2025. Trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm...

03.12.2024 6261