Giải pháp nào cho tình trạng “thải loại” công nhân độ tuổi 35 – 40?
17.07.2017 3495 bientap
Để tiết kiệm chi phí trả lương – Bảo hiểm xã hội cao cho lực lượng công nhân có thâm niên nghề lâu so với lao động trẻ, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng hình thức “thải loại” công nhân ở độ tuổi 35 – 40. Liệu có giải pháp nào để giải quyết bài toán “khó nhằn” này?
Tình trạng “thải loại” đối tượng công nhân trong độ tuổi 35 – 40 tại nhiều doanh nghiệp hiện nay diễn ra với tốc độ rất đáng để báo động. Nguyên nhân của thực tế này là do nhiều doanh nghiệp đang thực hiện việc đưa những công nghệ mới vào sản xuất nên giảm dần lao động thủ công; “tiết kiệm” chi phí trả lương – bảo hiểm xã hội cho đối tượng công nhân có thâm nghề cao, năng suất lao động không cao, không có khả năng tăng ca nhiều,… Thay vào đó sẽ tuyển dụng lực lượng lao động trẻ hơn, với chi phí lương, bảo hiểm thấp hơn nhưng có năng suất lao động tốt hơn.
Công nhân làm việc trong những ngành như da giày - dệt may - điện tử, mà đặc biệt là lao động nữ có khả năng bị doanh nghiệp cho nghỉ việc cao nhất. Bởi đây là những ngành có thời gian đào tạo nhanh và nhiều công đoạn có thể được thay thế bằng hệ thống robot, tự động hóa…
Bạn muốn tìm hiểu thêm: Lao động Việt cần làm gì trước thách thức cách mạng công nghiệp 4.0?
Với vị thế ở “chiếu trên”, việc làm của doanh nghiệp là không hề phạm pháp. Doanh nghiệp kinh doanh là để sinh lợi nhuận và tính toán làm sao để tạo ra lợi nhuận nhiều nhất có thể. Doanh nghiệp muốn cho công nhân nghỉ việc trước thời hạn chỉ cần báo trước 45 ngày, chỉ trả các khoản trợ cấp thôi việc… là xong.
Tuy nhiên, điều này lại làm ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách an sinh xã hội, bảo đảm việc làm bền vững của nước ta… Bởi đối tượng công nhân trong độ tuổi 35 – 40 hiện rất khó xin được việc làm mới ở các doanh nghiệp khác. Và đời sống đối tượng công nhân này sẽ như thế nào?
Để gỡ rối cho tình trạng này, PGSTS Nguyễn Thị Lan Hương – nguyên Viện trưởng viện Khoa học xã hội chia sẻ: “Người lao động trong độ tuổi 35 – 40 do có thời gian dài làm việc với chỉ 1 khâu trong dây chuyền sản xuất nên khi bị doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, họ rất khó tìm được việc làm mới. Để tạo việc làm cho họ thì phải đào tạo, chuyển đổi ngành nghề với sự tham gia của cả nhà nước, doanh nghiệp và cả người lao động. Muốn làm được việc này thì chúng ta cần phải có “Quỹ bình ổn lao động” . Ngoài ra, công tác định hướng chọn ngành nghề làm việc cho công nhân cũng cần được chú trọng để người lao động không bị sốc khi bị doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động.”
Xem thêm: Những điều cần biết về chế độ thai sản mới nhất 2017 dành cho lao động nữ
Ms.Công nhân