Trao cơ hội việc làm cho lao động lớn tuổi, tại sao...
Có không ít doanh nghiệp không muốn tuyển dụn...
04.12.2023 14659
Giới chuyên gia nhận định, từ năm 2020 trở đi, Việt Nam sẽ không còn phải cạnh tranh về lợi thế lao động giá rẻ với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia… mà phải cạnh tranh với những công ty tự động hóa đến từ Nhật Bản hay Mỹ. Tiêu biểu với ngành dệt may nước ta, hiện đã có nhiều robot được sử dụng để làm việc cùng con người trong các nhà máy.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế - ILO, sẽ có hơn 6 triệu lao động làm việc trong ngành dệt may và da giày tại Đông Nam Á bị đe dọa việc làm. Cùng với đó là lực lượng lao động làm việc cho các hệ thống tổng đài của ngành bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông,… cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Như vậy thì những ngành có số doanh nghiệp lớn và lượng lao động đông đảo như: dệt may, da giày, lắp ráp điện tử, chế biến hải sản… sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị thay thế bởi robot và quá trình tự động hóa. Đã có những cảnh báo về việc đến năm 2020, Việt Nam sẽ mất 5 triệu việc làm. Nguyên nhân không chỉ là do tác động của CMCN 4.0 mà còn vì chất lượng nguồn nhân lực: chỉ số năng lực cạnh tranh nhân sự đạt 4,3/10; tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm 20,3%; thiếu nhiều kỹ năng mềm: ngoại ngữ, công nghệ thông tin, giao tiếp, tác phong công nghiệp,…
Đó chính là những thách thức lớn đối với nguồn lao động Việt Nam hiện nay. Và điều này sẽ khiến cơ cấu việc làm của nước ta bị thay đổi.
Bạn muốn xem thêm:Công nghiệp 4.0 là gì? Ảnh hưởng của công nghiệp 4.0 đến ngành dệt may Việt Nam
Vậy lao động Việt Nam cần làm gì khi đứng trước thách thức này?
Thực tế là trình độ sản xuất của Việt Nam hiện nay chỉ đang ở trong giai đoạn 2.0 hoặc 3.0 do sự thiếu hụt về công nghệ mới, kỹ năng, cơ sở hạ tầng… Để hội nhập được với kỷ nguyên 4.0 thì ngoài những yếu tố hỗ trợ thì chất lượng nguồn nhân lực là điều cần được cải thiện. Đặc biệt là nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin sẽ rất lớn.
Theo chia sẻ của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này một cách lạc quan hơn, bởi với những cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, có những ngành nghề, việc làm bị mất đi thì cũng có rất nhiều việc làm mới, ngành nghề mới được sản sinh ra. Bên cạnh đó, phương thức tổ chức, cung cấp lao động cũng sẽ thay đổi. Ai nắm bắt được sự thay đổi trước thì sẽ giành được lợi thế.”
Vì thế mà người lao động không nên quá bi quan với những tác động của cuộc CMCN 4.0, sẽ có những việc làm mới sản sinh ra và điều quan trọng là lao động cần phải nhìn nhận thực tế và có những bước chuẩn bị cần thiết để chuyển nghề.
Với sự phát triển của ngành du lịch, những lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn… cũng đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Bên cạnh đó, ở Việt Nam hiện nay, khái niệm Freelancer – người làm nghề tự do đã dần trở nên phổ biến. Theo thống kê của website vLance.vn hiện có khoảng 170.000 lao động đang làm việc theo hình thức này. Và đây cũng là những gợi ý lựa chọn, chuyển đổi nghề nghiệp mà người lao động có thể cân nhắc.
Xem thêm:Con số báo động - hơn 500.000 thanh niên Việt Nam đang thất nghiệp
Ms.Công nhân
Mức lương công nhân vốn ngày thường chỉ đủ lo cho cuộc sống gia đình, Tết đến ai cũng mong chờ tiền thưởng từ công ty để trang trải. Ấy vậy mà tình tr...
26.11.2024 567
Là một trong 8 khoản tiền công nhân có thể được nhận dịp Tết, nhưng một số doanh nghiệp chỉ thưởng khoảng 50.000 - 100.000 đồng khiến người lao động c...
26.11.2024 624
Như thường lệ, Vieclamnhamay.vn tổng hợp thông tin chính thức về lịch nghỉ Tết năm 2025, gồm lịch nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán để Người lao đ...
21.11.2024 458
Với 2 ngày nghỉ theo quy định nghỉ lễ Quốc khánh hàng năm, cộng thêm 2 ngày cuối tuần ngay sát kỳ nghỉ lễ làm lịch nghỉ dịp 2/9 của người lao động có...
30.08.2024 2284
Hãy để vieclamnhamay.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
Hãy để vieclamnhamay.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!