Công nghiệp 4.0 là gì? Ảnh hưởng của công nghiệp 4.0 đến ngành dệt may Việt Nam
27.09.2022 3289 bientap
Công nghiệp 4.0 là một cụm từ không còn xa lạ với tất cả mọi người trong giai đoạn hiện nay. Bài viết dưới đây Vieclamnhamay.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu công nghiệp 4.0 là gì? và những ảnh hưởng của nó đối với ngành dệt may Việt Nam.
Công nghiệp 4.0 là gì?
Công nghiệp 4.0 (hay còn gọi là sản xuất thông minh, công nghiệp IP, sản xuất số) là xu hướng kết hợp giữa máy móc và mạng Internet để sản xuất ra sản phẩm mà không cần có sự can thiệp quá nhiều của con người. Xu hướng này khởi đầu từ nước Đức và đang hứa hẹn sẽ làm hình thành những nhà máy thông minh trong tương lai.
Công nghiệp 4.0 được phát triển trên 3 trụ cột chính đó là Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học và Vật lý. Nó ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp. Công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh, mang đến nhiều thay đổi cho nền kinh tế Việt Nam thời gian qua.
Xem thêm: Lao động Việt cần làm gì trước thách thức cách mạng công nghiệp 4.0?
Ảnh hưởng của công nghiệp 4.0 đến ngành dệt may Việt Nam
Công nghiệp 4.0 được xem như là một cuộc cách mạng trong công nghiệp với việc đem lại những ưu điểm nổi bật như: sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra với chi phí thấp; tiết kiệm chi phí nhân công… Tuy nhiên thì xu hướng này cũng đặt ra nhiều vấn đề cho các ngành sản xuất của Việt Nam, trong đó nổi lên là vấn đề việc làm cho lao động ngành dệt may.
Tổ chức lao động quốc tế ILO dự báo, máy móc công nghiệp 4.0 có thể sẽ thay thế 85% lao động ngành dệt may tại Việt Nam trong vài thập kỷ tới. Những lao động có trình độ thấp hay ở những công đoạn dễ thay thế bằng máy móc như sản xuất tơ, sợi hóa học là lực lượng sẽ có nguy cơ mất việc làm sớm nhất.
Khi công nghiệp 4.0 phát triển mạnh thì nước mạnh về công nghệ như Mỹ, EU, Nhật… sẽ đầu tư về công nghệ để tự sản xuất hàng hóa. Do vậy, mà nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng may mặc từ Việt Nam của những nước này sẽ giảm xuống kéo theo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sẽ giảm sút trầm trọng.
Bạn muốn xem thêm: Mô tả công việc và mức lương kỹ thuật chuyền may
Tuy nhiên với một ngành có tính thời trang như dệt may thì máy móc khó có thể thay thế được lao động của con người trong một thời gian ngắn, đặc biệt là ở công đoạn may.
Tiến sĩ Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết: “Công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi nhất định cho ngành dệt may. Các doanh nghiệp cần tự động hóa theo phương châm vừa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng cũng phải quan tâm sử dụng nguồn lao động. Và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết về công nghệ, trình độ lao động để đáp ứng yêu cầu số hóa một số công đoạn trong quy trình sản xuất.”
Qua khảo sát thực tế cho thấy, việc đáp ứng các yêu cầu của CMCN 4.0 đang là những thách thức rất lớn cho doanh nghiệp dệt may trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, trình độ nhân lực của các doanh nghiệp Dệt May còn thấp (với 84,4% lao động có trình độ phổ thông), trong khi lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 0,1%, cũng là thách thức rất lớn đối với ngành dệt may Việt Nam.
Năm 2020 chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch Covid 19, đến nay ngành dệt may Việt Nam đã cố gắng phục hồi, có mức độ tăng trưởng ổn định về cả sản xuất và xuất khẩu.
Xem thêm: 6 công việc làm tết phổ biến nhất cho công nhân – lao động phổ thông
Ms.Công nhân