Kỹ thuật chuyền may là vị trí công việc chịu trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật may cho công nhân, quản lý chất lượng sản phẩm trên chuyền may. Vậy bạn có biết công việc cụ thể của kỹ thuật chuyền may? Mức lương ra sao? Hãy tìm hiểu điều này cùng Tuyencongnhan.vn!
►Bản mô tả công việc kỹ thuật chuyền may
Nhiệm vụ chính
Công việc cụ thể
Nhận kế hoạch, tài liệu kỹ thuật và nhận chuyển giao kỹ thuật từ phòng kỹ thuật công nghệ
Trước khi triển khai mẫu hàng mới, kỹ thuật chuyền may (KTCM) sẽ nhận được tài liệu kỹ thuật cho mã hàng.
Kiểm tra tài liệu kỹ thuật, kiểm tra rập, nghiên cứu quy cách may, kiểm tra chất lượng mã hàng, dự tính sử dụng máy móc thiết bị nào cho từng công đoạn, mật độ mũi chỉ, màu chỉ,…tương ứng theo tài liệu kỹ thuật
Thực hiện may mẫu đối một sản phẩm thử theo tính toán của bản thân, tự đánh giá thành phẩm, xác định các công đoạn khó, dễ gây lỗi để lưu ý khi rải chuyền, tìm ra nguyên nhân gây lỗi và hướng khắc phục,
Tổng hợp và đưa ra ý kiến trong cuộc họp triển khai sản xuất.
Sắp xếp và điều chỉnh chuyền may hợp lý
Phối hợp với bộ phận cơ điện chuẩn bị thiết bị và cử gá phục vụ cho sản xuất
Phối hợp cùng chuyền trưởng bố trí chuyền theo bảng quy trình công nghệ
Đề xuất với chuyền trưởng bố trí vị trí làm việc của từng công nhân đảm bảo đúng người đúng việc, phù hợp với chuyên môn, trình độ và khả năng của từng người
Có quyền tự điều chỉnh hoặc báo cho chuyền trưởng tiến hành bố trí lại nếu trong lúc sản xuất phát hiện việc bố trí ban đầu chưa hợp lý
Chịu trách nhiệm điều chuyền trong trường hợp chuyền bị gãy do công nhân ở một công đoạn nào đó liên tục may sai hoặc công nhân thao tác chậm,…
Triển khai sản xuất đúng theo tài liệu và mẫu đối
Tiến hành triển khai sản xuất sau khi mẫu đối đã được duyệt
Lên kế hoạch lên chuyền chi tiết, cụ thể như xác định mã hàng, màu, yêu cầu kỹ thuật, ưu tiên sản xuất trước để phổ biến cho công nhân trong chuyền
Kết hợp với chuyền trưởng rải chuyền, triển khai sản xuất
Tại một số công ty, KTCM phải tự làm rập lấy dấu và rập định hình, đề xuất máng cuốn, máy chuyên dùng và các công cụ hỗ trợ
Thực hiện hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng công đoạn may cho từng công nhân mà mình phụ trách, từ gọt, ủi, lấy dấu, may,…đến công đoạn ráp cuối cùng.
Thường xuyên giám sát, kiểm tra chuyền may và công nhân phụ trách, hàng ngày kiểm tra độ căng chỉ, mật độ mũi chỉ, cử gá,…kịp thời phát hiện sai sót và có hướng giải quyết nhanh chóng.
Quản lý, điều hành hoạt động kỹ thuật của công nhân trong chuyền sản xuất
KTCM không trực tiếp quản lý công nhân trong chuyền, mà chỉ chịu trách nhiệm quản lý về mặt kỹ thuật may và chất lượng sản phẩm may về quy cách may, mật độ chỉ, màu chỉ,…
Có quyền nhắc nhở, đôn đốc công nhân làm việc tích cực, hiệu quả. Báo với chuyền trưởng xử lý nếu công nhân tiếp tục vi phạm quy định
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra chất lượng thành phẩm và thao tác may của từng công nhân. Yêu cầu công nhân sửa hàng nếu phát hiện chi tiết may sai; hướng dẫn lại thao tác may đối với những trường hợp công nhân sai thao tác may.
Kiểm soát và chịu trách nhiệm chính về chất lượng sản phẩm
Chịu trách nhiệm kiểm tra thành phẩm về thông số, mật độ mũi chỉ, quy cách lắp ráp,…đảm bảo đúng mẫu đối và tài liệu kỹ thuật
Thường xuyên bám sát chuyền, phát hiện và tìm biện pháp giải quyết sự cố phát sinh, kết hợp với nhân viên rập, chuyền trưởng, QC,…đưa ra các sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm loại bỏ tối đa các thao tác thừa, hiệu chỉnh chuyền đạt năng suất cao nhất.
Chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng thành phẩm thông qua việc kiểm tra ra hàng và trước khi đóng gói
Đàm phán với QC inline của khách hàng nhằm thỏa mãn lợi ích của cả hai phía khi có sự bất đồng ý kiến về chất lượng sản phẩm.
Các công việc khác
Đào tạo nghề thường xuyên cho công nhân mới, công nhân kỹ thuật nghiệp vụ yếu
Định kỳ phối hợp với chuyền trưởng kiểm tra tay nghề công nhân cũ
Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn khi được tạo điều kiện
Thực hiện soạn thảo tài liệu, các bản báo cáo liên quan khi được phân công
Thực hiện các công việc có liên quan khác khi được phân công
►Mức lương kỹ thuật chuyền may
Một kỹ thuật chuyền may giỏi, ngoài có kinh nghiệm trực tiếp may từ 3 năm trở lên, có năng khiếu, có kiến thức chuyên ngành vững vàng, biết may mẫu,... thì còn cần phải trang bị nhiều kỹ năng mềm cần thiết như cẩn trọng, biết cách tổ chức sắp xếp công việc, có tinh thần trách nhiệm, trung thực, sáng tạo, biết học hỏi và sẵn sàng chia sẻ,…
Theo ghi nhận của Tuyencongnhan.vn, mức lương của KTCM hiện nay dao động từ 5 – 12 triệu/tháng. Mức lương cao hay thấp tùy thuộc vào kinh nghiệm, hiệu suất công việc và địa điểm, quy mô doanh nghiệp KTCM theo làm.
Hiện không ít lao động chọn làm việc thời vụ vì nhiều lý do và ích lợi mà công việc đó mang lại. Như thế nào là làm việc thời vụ? Tại sao nhiều người...
Cuối năm là thời điểm mong đợi nhất của hầu hết người lao động, nhất là công nhân nhà máy vì sắp được nhận một khoản tiền thưởng Tết - được nghỉ dài n...
Không chỉ tiền lương cơ bản, cố định hàng tháng, dịp Tết, nhiều công nhân có mức tổng thu nhập trên dưới chục triệu đồng từ nhiều khoản chi trả liên q...
Đặc thù công việc của một số ngành nghề khiến doanh nghiệp sắp xếp cho người lao động (NLĐ) làm việc ngoài ca làm chính, thậm chí là trong các ngày lễ...