Hướng dẫn cách tính bảo hiểm thất nghiệp chuẩn xác nhất

16.10.2019 3164 vi.vothanh

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, nếu đủ điều kiện, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vậy cách tính bảo hiểm thất nghiệp và những yêu cầu cụ thể là như thế nào?

Nghỉ việc mà không biết cách tính bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thì quả là thiếu sót của người lao động. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật về chế độ này để mọi người hiểu rõ hơn quyền lợi cho mình.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ hỗ trợ cho người lao động khi họ bị mất việc làm, học nghề, tìm việc làm mới theo một khoản tiền dựa vào cơ sở đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hiện nay

Theo luật Việc làm 2013, cả doanh nghiệp và người lao động đều có trách nhiệm tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Về mức đóng hàng tháng được quy định cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp: đóng 1% theo quỹ tiền lương tháng của người lao động

- Người lao động: đóng 1% tiền lương tháng

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện:

- Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Trừ 2 trường hợp:

  + Phía người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc hợp đồng trái pháp luật

  + Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động.

- Bảo hiểm thất nghiệp đóng đủ từ 12 tháng trở lên

- Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp đã được nộp tại trung tâm dịch vụ việc làm

- Sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp vẫn chưa tìm được việc mới.

cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải nộp tại Trung tâm dịch vụ việc làm của nhà nước

3 Quy định cụ thể về hưởng trợ cấp thất nghiệp

►Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Đóng đủ BHTN từ 12 tháng đến 36 tháng: được hưởng trợ cấp 3 tháng thất nghiệp

- Sau đó, cứ tiếp tục đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp thêm 1 tháng, nhưng tối đa mức hưởng không quá 12 tháng.

- Nếu thời gian đóng bảo hiểm trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết trợ cấp sẽ được cộng dồn cho lần hưởng tiếp theo

Ví dụ: 1 người đóng 50 tháng BHTN, thời gian hưởng trợ cấp được tính là:

- 36 tháng đầu tiên: nhận 3 tháng trợ cấp

- 12 tháng tiếp theo: nhận 1 tháng trợ cấp

- 2 tháng còn lại: được cộng dồn cho lần hưởng trợ cấp sau

► Số lần hưởng trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì người lao động không bị giới hạn số lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể:

Nếu người lao động đã hưởng trợ cấp trước đó thì vẫn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho lần tiếp theo. Nhưng với điều kiện là sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp, thời gian đóng bảo hiểm cho lần hưởng tiếp theo phải được tính lại từ đầu.

► Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

16 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp đầy đủ.

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp người lao động cần biết

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp 1 tháng hiện nay là 60% mức lương trung bình của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp và đóng BHTN. Tuy nhiên, mức hưởng này tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc mức lương tối thiểu vùng.

Ví dụ: 1 người đóng bảo hiểm thất nghiệp 48 tháng, mức lương bình quân 6 tháng cuối là 5.000.000 đồng. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng sẽ là:

5.000.000đ x 60% = 3.000.000đ

Trong đó, 36 tháng đầu tính thành 3 tháng nhận trợ cấp, 12 tháng tiếp theo được tính thêm 1 tháng trợ cấp.

Như vậy, người này sẽ được nhận mỗi tháng 3.000.000đ, liên tục trong vòng 4 tháng kể từ ngày hoàn thành hồ sơ hưởng trợ cấp.

Hồ sơ và quy trình hưởng Bảo hiểm thất nghiệp

Để hưởng trợ cấp một cách nhanh chóng, người lao động cần hoàn thành hồ sơ và thực hiện quy trình như sau:

► Hồ sơ:

-  Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc đã hết hạn (bản chính hoặc bản sao)

- Quyết định thôi việc/quyết định sa thải/quyết định kỷ luật nghỉ việc

- Sổ Bảo hiểm xã hội

- Ảnh thẻ 3X4, Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (photo) kèm theo bản gốc, để đối chiếu.

cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Hướng dẫn hồ sơ và quy trình nhận trợ cấp thất nghiệp

► Quy trình làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

- Kể từ ngày kết thúc hợp đồng làm việc, trong 3 tháng đó người lao động phải nộp đầy đủ bộ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp đến trung tâm dịch vụ việc làm do Nhà nước thành lập tại địa phương muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Ví dụ người lao động quê ở Hà Tĩnh, làm việc và nghỉ việc tại Tp.HCM, vẫn có thể nộp hồ sơ hưởng BHTN tại trung tâm giới thiệu việc làm của bất kỳ tỉnh/ thành nào.

Xem thêm: Danh bạ trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm khu vực miền Nam

 Danh bạ trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm khu vực miền Bắc​

Danh bạ trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm khu vực miền Bắc​

-  Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ được hẹn ngày đến nhận giấy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm.

- Trong vòng 5 ngày tính từ ngày nhận giấy quyết định hưởng trợ cấp, đến cơ quan Bảo hiểm xã hội để nhận tiền.

- Mỗi tháng, bạn có thể đến trung tâm dịch vụ việc làm để được tư vấn việc làm, dạy nghề miễn phí…

Đồng thời, trong quá trình hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu người lao động tìm được công việc mới thì phải thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm để chấm dứt hồ sơ hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, bài viết trên đây đã hướng dẫn tất tần tật những quy định, hồ sơ, cách tính bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Việc tìm kiếm lại một ngành nghề mới phù hợp hơn với bản thân chắc hẳn sẽ gặp không ít khó khăn, đừng quên truy cập Tuyencongnhan.vn để theo dõi những thông tin tuyển dụng mới nhất. 

Ms. Công nhân

4.4 (574 đánh giá)
Hướng dẫn cách tính bảo hiểm thất nghiệp chuẩn xác nhất Hướng dẫn cách tính bảo hiểm thất nghiệp chuẩn xác nhất

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Nhiều bác tài nói chung, nhất là xế trẻ mới học luật đôi khi bị nhầm lẫn quy định trên các biển báo giao thông dẫn đến vi phạm luật và phải chịu phạt...

13.05.2024 109

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Các công trình xây dựng quy mô, sau khi hoàn thành luôn cần lập và ký biên bản nghiệm thu tương ứng. Vậy có những loại biên bản nghiệm thu công trình...

10.05.2024 85

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngành - chọn trường cơ điện tử

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngà...

Trong tiến trình phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, ngành cơ điện tử đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy, cơ điện tử luôn là một ngành học...

08.05.2024 10166

Danh sách 30+ trường, trung tâm đào tạo ngành Logistics và những thông tin hữu ích cần biết

Danh sách 30+ trường, trung tâm đào tạo ngành Logistics và những thông tin...

Logistics là 1 trong 12 ngành được cộng đồng kinh tế Asean ưu tiên hỗ trợ phát triển - chứng tỏ “sức nóng” của ngành này trong thị trường lao động hiệ...

03.05.2024 40912