Kinh nghiệm làm kế toán tiền lương dành cho những ứng viên mới vào nghề
07.07.2018 3084 bientap
Với những doanh nghiệp có số lượng người lao động lớn sẽ cần tuyển dụng nhân viên kế toán tiền lương. Vị trí công việc này yêu cầu người đảm nhận phải thật cẩn thận để không xảy ra sai sót, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và gây thất thoát cho doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Tuyencongnhan.vn xin chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán tiền lương dành cho những ứng viên mới vào nghề để các bạn tham khảo áp dụng cho công việc của mình.
Làm thế nào để làm tốt công việc kế toán tiền lương?
► Am hiểu các chính sách nhân sự và tiền lương
Để làm tốt công việc của một nhân viên kế toán tiền lương, bạn cần phải tìm hiểu và nắm vững các vấn đề về:
- Các nội dung quan trọng của Luật lao động.
- Hợp đồng lao động: mức lương thỏa thuận của người lao động, các khoản phụ cấp, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm.
- Làm hồ sơ đăng ký thang bảng lương cho doanh nghiệp.
- Làm hồ sơ, thủ tục đăng ký tình hình sử dụng lao động.
- Làm hồ sơ, thủ tục đăng ký nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho người lao động.
- Hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở doanh nghiệp.
- Cách làm bảng chấm công và thực hiện quy trình chấm công.
- Cách lập bảng lương hàng tháng, lương tháng 13 cho người lao động.
- Quy định về cách tính lương được doanh nghiệp áp dụng: tính lương theo thời gian (tháng), theo năng suất làm việc (sản phẩm), theo hình thức khoán chỉ tiêu; tính lương tăng ca; các loại lương: lương Gross, lương Net.
- Cách tính, khai báo các khoản phụ cấp, các khoản thu nhập/ khấu trừ khác.
- Cách khai báo nhiều biểu thuế thu nhập cá nhân khác nhau cùng với ngày biểu thuế có hiệu lực.
- Các loại chứng từ, thủ tục liên quan đến việc nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản, tai nạn lao động, nghỉ hưởng lương hưu, nghỉ mất sức; giải quyết nghỉ việc, trợ cấp thôi việc…
Để làm tốt công việc của kế toán tiền lương, bạn cần am hiểu các chính sách nhân sự, tiền lương
► Cách làm các loại báo cáo
Công việc của một nhân viên kế toán tiền lương không thể “né” được việc làm các loại báo cáo từ chi tiết đến tổng hợp về tiền lương. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu và học cách làm các mẫu sau:
- Bảng chấm công
- Bảng lương nhân viên
- Bảng tạm ứng lương công ty
- Phiếu tạm ứng lương nhân viên
- Phiếu lương nhân viên
- Bảng kê chi tiết các khoản phụ cấp
- Bảng báo cáo thanh toán qua ngân hàng
- Báo cáo tổng hợp về thu nhập của người lao động
- Báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân
- Các mẫu báo cáo BHXH
► Đảm bảo quản lý chính xác kỳ lương chính
- Để đảm bảo quản lý chính xác kỳ lương chính, cần thực hiện việc xây dựng kỳ lương với đầy đủ các thông số chi tiết về loại lương, cách tính giờ làm, ngày bắt đầu – kết thúc kỳ lương, trị giá cơ bản được áp dụng để tính lương…
- Tính chính xác các khoản thu nhập, giảm trừ lương cuối kỳ áp dụng cho 1 nhân viên cụ thể hay nhóm nhân viên.
- Áp dụng tỷ giá hối đoái mới nhất, đảm bảo lương tính được chính xác.
- Xây dựng bảng lương người lao động dựa trên các dữ liệu về lương nhân viên, dữ liệu chấm công và thông tin kỳ lương.
- Tính đầy đủ, chính xác các chế độ BHXH, thuế TNCN.
- Theo dõi các khoản tạm ứng, quỹ của nhân viên – tự động trừ lương vào cuối kỳ lương chính.
- Theo dõi, quản lý các khoản thu nhập khác ngoài lương của người lao động để làm quyết toán thuế TNCN.
Khi quản lý kỳ lương chính cần đảm bảo tính chính xác các chế độ BHXN, thuế thu nhập cá nhân cho người lao động
► Các yêu cầu bắt buộc
- Thực hiện việc chấm công chính xác để biết được số ngày công đi làm thực tế trong tháng của người lao động.
- Khi tiến hành tính lương trên Excel, bằng phần mềm kế toán: nhập dữ liệu chính xác và kiểm tra – đối chiếu kỹ lại với các báo cáo, chú ý kéo đủ công thức áp dụng để đảm bảo tổng lương của từng lao động và toàn công ty không bị sai sót.
- Nếu thực hiện việc trả lương bằng tiền mặt thì khi đếm tiền phải cực kỳ cẩn thận để không nhầm lẫn.
- Với công nhân hưởng lương khi sản phẩm, phải tính đúng lương cho người lao động, không thực hiện việc làm tròn với giá trị ít hơn.
Ms. Công nhân