Kỹ năng thoát hiểm và 5 cách xử trí khi sập hầm mỏ công nhân cần biết

25.03.2020 1802 vi.vothanh

Để làm ra những tấn “vàng đen” phục vụ ngành công nghiệp khai khoáng, hằng ngày, công nhân ngành than phải lao động trong hầm sâu, chật hẹp và đối mặt với nguy cơ hiểm họa từ các vụ sập hầm. Vì vậy, mỗi người thợ lò cần trang bị cho mình kỹ năng thoát hiểm trong hầm mỏ khi có sự cố xảy ra. 

Nguyên nhân của các vụ sập ở nước ta thường do bục túi nước, hầm mỏ lâu năm xuống cấp, người lao động không tuân thủ nguyên tắc an toàn khai thác… Khi gặp các trường hợp này, công nhân hòa toàn có thể được cứu sống nếu nắm rõ những kỹ năng thoát hiểm cần thiết. 

Xác định vị trí sập hầm

Khi xảy ra tai nạn sập hầm, công nhân mỏ cần bình tĩnh xác định vị trí đang đứng hiện tại của mình và tiến hành các bước sau:

- Giữ liên lạc với đồng nghiệp và cùng nhau định hướng vị trí “hầm trú ẩn” trong hệ thống hầm lò, lập tức di chuyển về phía khu vực đó. 

- Nếu vẫn không được, cố gắng tìm đường ống thông hơi (nằm dọc hai bên đường hầm và dẫn ra bên ngoài), men theo và tìm cách phát tín hiệu kêu cứu (đập vào vì lò sắt để phát ra âm thanh, rọi đèn pin phát sáng...)

kỹ năng thoát hiểm và 5 cách xử trí khi sập hầm mỏ công nhân cần biết
Dùng đèn pin làm phương tiện phát ra tín hiệu khẩn cấp

Tận dụng nguồn lương thực có sẵn

Nếu di chuyển được về phía “hầm trú ẩn” thì cơ hội thoát khỏi nguy hiểm của bạn rất cao. Tại một số hầm lò lớn, đây là khu vực có chứa túi khí và dự trữ lương thực cho công nhân. Để duy trì sự sống trong thời gian chờ được giải cứu, công nhân cần phân chia đồng đều lượng thức ăn có sẵn, dự trù phương án sẽ bị mắc kẹt vài giờ, thậm chí là dài ngày. 

Tiết kiệm dưỡng khí

Một trong những nguyên nhân gây tử vong khi sập hầm lò chính là thiếu dưỡng khí. Vì vậy, công nhân phải giữ bình tĩnh nhằm tiết kiệm năng lượng cho bản thân, đồng thời:

- Tránh hoạt động mạnh để không mất sức.

- Nằm bò trong tư thế cúi người sát xuống sàn, dùng khăn hoặc vải thấm nước (nếu có) rồi đắp lên mặt giúp hạn chế hít phải khí độc. 

- Cúi đầu thấp xuống giữa 2 chân để tăng lưu lượng máu xuống não nhằm tiết kiệm oxy.

kỹ năng thoát hiểm và 5 cách xử trí khi sập hầm mỏ công nhân cần biết
Nên bình tĩnh chờ đội cứu hộ đến

Hạn chế để cơ thể bị thương

Trong trường hợp phải di chuyển, công nhân cần hết sức cẩn trọng để hạn chế cơ thể va chạm với các vật dụng đổ nát trong hầm lò. Nếu có được nguồn nước sạch, hãy nhanh chóng lau vết thương để giảm thiểu nhiễm trùng giúp có đủ sức khỏe trong thời gian chờ giải cứu. 

Chọn ra người đứng đầu

Khi hầm lò bị sập, nhiều công nhân mới, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thường rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ vì bị mắc kẹt dưới lòng đất. Vậy nên, hãy nhanh chóng cử ra một người đại diện cho nhóm công nhân, định hướng, vạch ra kế hoạch cần làm như: dọn bớt vật cản để thoáng khí trong khả năng cho phép, điểm danh những đồ dùng có thể phát ra tín hiệu SOS, hay chỉ đơn giản là trấn an tinh thần mọi người bình tĩnh, tiết kiệm năng lượng. 

kỹ năng thoát hiểm và 5 cách xử trí khi sập hầm mỏ công nhân cần biết
Đồng đội luôn là động lực giúp thợ mỏ vượt qua nỗi sợ hãi khi bị sập hầm

Khai thác than trong hầm mỏ là nghề nặng nhọc và có phần nguy hiểm. Tuy nhiên, đây cũng là công việc được nhiều người thợ lò tự hào mỗi khi nhắc đến và khó rời bỏ bởi cuộc sống mưu sinh ở vùng cao. Vì vậy, công nhân cần thiết phải trang bị những kỹ năng thoát hiểm khi hầm mỏ bị sập để luôn đảm bảo an toàn, yên tâm làm việc và xử lý hiệu quả nếu chẳng may gặp những tình huống rủi ro.  

Bài viết liên quan: Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và 5 chế độ liên quan cần biết​

Ms. Công nhân

4.2 (342 đánh giá)
Kỹ năng thoát hiểm và 5 cách xử trí khi sập hầm mỏ công nhân cần biết Kỹ năng thoát hiểm và 5 cách xử trí khi sập hầm mỏ công nhân cần biết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Dịp cận Tết, nhiều doanh nghiệp tổ chức tăng ca để kịp tiến độ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài liên tục khiến công nhân kiệt sức và không có thời g...

07.12.2024 30222

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Không biết từ bao giờ, câu chuyện “Về quê ăn Tết” lại là nỗi ám ảnh của nhiều công nhân đến thế. Từ cơm áo gạo tiền đến phong tục lễ nghĩa, tất cả dườ...

07.12.2024 3670

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Thu nhập thấp, nhiều công nhân mong được tăng ca dịp cuối năm để có thêm tiền trang trải chi phí tàu xe, quà cáp khi về quê. Dù mệt mỏi nhưng mọi ngườ...

06.12.2024 2471

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

“Tôi là công nhân thời vụ tại một doanh nghiệp may mặc và có quá trình làm việc kéo dài đến hết tháng 1/2025. Trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm...

03.12.2024 6572